cầu thủ mới khi họ mới tới UCLA: “Tôi nhìn từng người xem anh ta có
những gì và tự nói với bản thân mình: ‘Chúa ơi. Nếu người như thế này mà
cũng có thể đóng góp được gì cho đội thì hẳn đội ta phải rất rất tệ’. Tuy
nhiên, cái tôi không thể nhìn thấy là những gì những người này có bên
trong.” Cả hai đều đã bỏ ra tất cả những gì họ có thể bỏ, và cả hai đều trở
thành starter
, một trong hai là người starter trung tâm trong một đội bóng
từng vô địch quốc gia.
Ông tôn trọng các cầu thủ như nhau. Trong bóng rổ hay có một luật
bất thành văn rằng, khi một số cầu thủ vĩ đại giải nghệ, sẽ không ai dùng số
áo của họ nữa như một sự tôn kính với sự xuất chúng của họ. Nhưng dưới
sự dẫn dắt của Wooden, ông không áp dụng cách tôn kính ấy nữa, mặc dù
ông đã sản sinh ra rất nhiều những cầu thủ vĩ đại như Kareem Abdul-Jabbar
và Bill Walton. Ông phản đối sự tôn kính ấy như sau: “Những đồng đội
khác trong đội ta cũng đeo những số áo đó. Rất nhiều trong số đó đã cống
hiến gần như tất cả cho đội bóng… Chiếc áo đồng phục và con số trên đó
chưa bao giờ thuộc về một cá nhân nào, dù cầu thủ ấy có tài giỏi hay là
ngôi sao lớn thế nào đi nữa. Sự tôn kính ấy hoàn toàn đi ngược lại với khái
niệm của một đội bóng.”
Khoan đã. Công việc của ông vốn là để thắng trận. Chẳng phải ông
nên tập trung vào những cầu thủ tài năng và đầu tư ít hơn cho những cầu
thủ hạng hai sao? Ông không sử dụng các cầu thủ như nhau, nhưng ông đầu
tư vào các cầu thủ đều như nhau. Ví dụ, khi ông tuyển thêm một cầu thủ
khác vào cùng năm với Bill Walton, ông nói với cầu thủ ấy rằng cậu sẽ
được ra chơi rất ít vì đã có Walton rồi. Nhưng ông hứa với cầu thủ ấy: “Tới
thời điểm cậu tốt nghiệp [cấp 3], cậu sẽ kí được một hợp đồng chuyên
nghiệp. Tôi hứa cậu sẽ giỏi đến mức như vậy đấy.” Tới năm 3, cầu thủ ấy
đã sánh vai với Bill Walton trong từng buổi tập. Và khi anh ta trở thành dân
chuyên, anh được mệnh danh là ‘ma mới’ của năm trong khuôn khổ giải
đấu của anh ta.