Nhưng khi đặt mình vào Tư Duy Phát Triển, có những góc nhìn mới
nào bạn có thể nghĩ ra và những bước nào bạn có thể thực hiện? Ví dụ, có
những góc nhìn nào bạn có thể nghĩ tới khi nói về sự cố gắng? Về việc học
hỏi? Và bạn sẽ áp dụng góc nhìn mới đó vào công việc của bạn như thế
nào?
Bạn có thể cân nhắc tới việc sẽ làm việc chăm chỉ hơn và có ích hơn
với mọi người ở cơ quan. Bạn có thể dùng thời gian của bạn để tìm hiểu
nhiều hơn về lĩnh vực của bạn thay vì cứ ấm ức mãi về địa vị của mình.
Phản ứng của Tư Duy Phát Triển. Trước hết, phải làm rõ một điều.
Suốt một thời gian dài, việc từ bỏ đi ý nghĩ về sự xuất chúng của mình là
một điều thật đáng sợ. Một nhân viên tầm thường, không có gì nổi bật
không phải là người bạn muốn trở thành. Làm sao bạn có thể cảm thấy tốt
về bản thân nếu bạn không có giá trị gì hơn những người bạn vẫn thường
coi khinh?
Bạn bắt đầu cân nhắc tới suy nghĩ rằng một số người trở nên nổi bật
là nhờ vào sự cống hiến và nỗ lực. Từng chút một, bạn cố bỏ ra nhiều cố
gắng hơn vào công việc và xem xem bạn có nhận được nhiều sự tưởng
thương hơn như bạn mong muốn không. Có.
Mặc dù bạn dần chấp nhận được rằng cố gắng có thể là điều cần
thiết, nhưng bạn vẫn không thể chấp nhận rằng cố gắng không đảm bảo
thành công. Việc phải vất vả làm điều gì đó đã là hạ thấp bản thân mình rồi,
nhưng giờ vất vả mà lại không có được kết quả như ý muốn thì quả thực rất
bất công. Điều đó có nghĩa là bạn đã làm việc chăm chỉ nhưng người khác
lại được thăng chức. Điều đó làm bạn tức điên lên.
Phải mất một thời gian dài bạn mới bắt đầu thấy yêu thích sự nỗ
lực, và cũng từng đó thời gian để bạn bắt đầu nghĩ tới việc học hỏi. Thay vì
coi thời gian bạn phải làm việc ở bậc cuối cùng của nấc thang địa vị là một