Để trả lời cho câu hỏi này, chúng tôi cho những đứa trẻ đang học
lớp 5 một hộp giấy đang đóng, và nói với chúng rằng có một bài kiểm tra
bên trong hộp giấy đó. Chúng tôi nói với chúng, bài kiểm tra này đánh giá
một kỹ năng quan trọng trong việc học tập ở trường. Chúng tôi không cung
cấp thông tin gì thêm, và hỏi chúng những câu hỏi liên quan tới bài kiểm
tra ấy. Đầu tiên, chúng tôi muốn chắc chắn rằng chúng tin tưởng rằng có
một bài kiểm tra như vậy, nên đã hỏi: “Có bao nhiêu em tin rằng có một bài
kiểm tra như vậy trong cái hộp này?” Thật may, tất cả bọn chúng đều giơ
tay.
Tiếp đó, chúng tôi hỏi: “Em có nghĩ rằng bài kiểm tra này sẽ là
thước đo độ thông minh của em không?” và “Em có nghĩ bài kiểm tra này
đánh giá được độ thông minh của em sau này khi em lớn lên không?”
Những học sinh có Tư Duy Phát Triển tin rằng bài kiểm tra đánh giá
một kỹ năng quan trọng trong học tập, nhưng lại không tin nó đo được sự
thông minh của chúng. Và chúng chắc chắn không tin nó sẽ nói lên chúng
sẽ trở nên thông minh thế nào trong tương lai. Thực tế, một đứa trong số
chúng đã nói “Không thể nào! Không bài kiểm tra nào có thể làm được
điều đó!”
Nhưng những học sinh có Tư Duy Cố Định không những tin vào
công dụng của bài kiểm tra, mà chúng còn rất tin tưởng rằng nó có thể đo
được độ thông minh, cả ở hiện tại lẫn tương lai.
Vậy là chúng đã vô hình trung trao một sức mạnh to lớn cho
một bài kiểm tra
– thứ sức mạnh quyết định độ thông minh của chúng trong suốt phần đời
còn lại. Chúng cho phép bài kiểm tra này định nghĩa bản thân mình. Và đó