MINDSET - TÂM LÝ HỌC THÀNH CÔNG - Trang 86

NỖ LỰC NHIỀU: RỦI RO CAO

Từ góc nhìn của một người có Tư Duy Cố Định, cố gắng chỉ dành cho
những ai còn nhiều thiếu sót. Thường thì khi ai đó biết mình có thiếu sót,
họ sẽ không có gì để mất trong việc cố gắng cả. Nhưng với những người
đặt định nghĩa cho thành công vào việc không có khuyết điểm – khi họ
được xem là thiên tài, có tài năng bẩm sinh
– thì họ có rất nhiều thứ để mất. Và sự cố gắng sẽ làm giảm giá trị của họ.

Nadja Salerno-Sonnenberg bắt đầu ra mắt công chúng bằng màn

trình diễn violin khi cô 10 tuổi ở nhà hát Philadelphia. Vậy nhưng khi cô
tới Juilliard để được hướng dẫn bởi Dorothy DeLay, một cô giáo violin gạo
cội, cô bé lại có rất nhiều thói quen xấu. Cô bé di chuyển những ngón tay
hay khuỷu tay khá cứng nhắc, và cô bé cầm violin sai tư thế, nhưng cô lại
từ chối thay đổi. Sau vài năm, cô bé nhận thấy các bạn học cùng lớp đang
bắt đầu bắt kịp và thậm chí giỏi hơn cô, và vào những năm cuối cấp ba, cô
bé bị khủng hoảng về sự tự tin. “Từ trước tới giờ cháu đã quá quen với
thành công, với cái danh ‘thiên tài’ mà báo chí ca ngợi, và giờ thì cháu cảm
thấy cháu là một kẻ thất bại.”

Cô bé đầy tài năng này sợ hãi việc phải thay đổi. “Mọi thứ cháu

đang phải trải qua đều bắt nguồn từ nỗi sợ. Sợ phải thay đổi, sợ thất bại…
Nếu cháu tới một cuộc thi nào đó và không thực sự cố gắng, nếu cháu
không chuẩn bị thật tốt, nếu cháu không tập luyện chăm chỉ, và cháu không
giành được chiến thắng, ít nhất cháu còn có lý do để vịn vào… Không có gì
đáng sợ hơn khi phải nói ‘Cháu đã cố gắng hết sức nhưng như vậy vẫn
chưa đủ.’”

Ý

nghĩ dù đã cố gắng nhưng vẫn không thành công – thất bại

nhưng không có lý do gì để vịn vào – là nỗi sợ lớn nhất trong Tư Duy Cố
Định, và điều đó đã làm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.