tê liệt cô bé. Cô bé thậm chí còn không dám mang cây đàn violin của mình
tới lớp.
Rồi một ngày, sau nhiều năm kiên nhẫn và cố gắng thấu hiểu, cô
Delay nói với cô bé rằng: “Nghe này, nếu tuần sau con không mang đàn tới
lớp, cô sẽ đuổi con ra khỏi lớp”. Salerno-Sonnenberg nghĩ là cô ấy đùa,
nhưng Delay đứng lên khỏi ghế và nhẹ nhàng nói với cô bé: “Cô không
đùa. Nếu con muốn lãng phí tài năng của mình, cô không muốn là người
góp phần vào việc đó. Tình trạng này không thể tiếp tục mãi được.”
Tại sao nỗ lực lại trở nên đáng sợ như vậy?
Có hai lý do. Một là với Tư Duy Cố Định, những người có tài được
cho là không cần phải cố gắng. Vì vậy, “cần cố gắng” như hạ thấp đẳng cấp
của mình xuống vậy. Lý do thứ hai là, như Nadja từng nói, nỗ lực làm mình
không còn lý do gì để có thể vịn vào mỗi khi thất bại. Nếu không nỗ lực,
lúc nào chúng ta cũng có thể nói, “Tôi vốn đã có thể trở thành abc, nhưng
xyz” Nhưng khi chúng ta đã cố gắng hết mức có thể, ta không thể nói như
vậy nữa. Có người nói với tôi, “Tôi vốn đã có thể trở thành ngôi sao.” Tôi
đã không nghe vế sau của câu nói ấy, vì nếu cô ấy thật sự cố gắng để làm
điều đó, cô ấy đã không phải nói câu đó.
Salerno-Sonnenberg rất sợ bị cô Delay đuổi học. Cô bé cuối cùng
đã quyết định rằng cố gắng và mắc sai lầm sẽ tốt hơn nhiều với con đường
cô bé đang đi, vì vậy cô bé đã cùng luyện tập với cô DeLay cho cuộc thi
sắp tới. Đó là lần đầu tiên cô bé nỗ lực hết sức mình, và đạt được thành
công. Giờ đây cô bé nói, “Bài học mà con học được là: Bạn phải cố gắng
hết sức mình cho những thứ bạn yêu thích. Và khi bạn yêu âm nhạc, bạn sẽ
chiến đấu tới tận cùng vì nó.”
Nỗi sợ phải cố gắng cũng có thể xảy ra trong các mối quan hệ, như
trường hợp của Amanda, một cô gái trẻ rất hấp dẫn và tươi tắn: