muốn tò mò đâu, nhưng nếu thế thì sao anh còn nghe nó?” Anh ta bèn kể
cho tôi nghe chuyện cha anh ta từng là một người cuồng opera, cứ rảnh là
lôi những bản nhạc cổ xưa ra nghe. Anh chàng tài xế giờ đã ở độ tuổi trung
niên đã nhiều năm cố cấy vào đầu mình suy nghĩ rằng “mình cũng phải
thích opera”. Anh ta suốt ngày bật đĩa, đọc bản nhạc – nhưng chả cái gì
thấm vào đầu. Tôi khuyên: “Anh thử dừng việc này lại xem. Có rất nhiều
người thông minh tài giỏi ngoài kia không thích opera. Sao anh không là
một trong những người như vậy?”
Có Tư Duy Phát Triển không có nghĩa là mọi thứ có thể thay đổi
được đều phải được thay đổi. Tất cả chúng ta đều cần chấp nhận những
điểm không hoàn hảo của mình, nhất là những điểm không gây hại cho
chúng ta hay cho những người xung quanh.
Tư Duy Cố Định là chướng ngại vật lớn trong việc phát triển và
thay đổi. Tư Duy Phát Triển là điểm xuất phát trong quá trình tiến bộ,
nhưng mỗi người phải tự quyết định xem họ muốn dành nỗ lực để tiến bộ ở
khía cạnh nào.
Câu hỏi: Có phải những người có Tư Duy Cố Định là những người
thiếu tự tin không?
Không. Trước khi có khó khăn xảy ra, những người có Tư Duy Cố
Định có sự tự tin không kém gì những người có Tư Duy Phát Triển. Nhưng
một khi có điều gây trở ngại, sự tự tin của những người với Tư Duy Cố
Định trở nên mỏng manh hơn, thậm chí việc cố gắng cũng có thể làm họ tự
ti hơn.
Joseph Martocchio đã tiến hành nghiên cứu những nhân viên đang
tham gia vào một khóa học huấn luyện kỹ năng sử dụng máy tính. Một nửa
số nhân viên được gieo vào Tư Duy Cố Định. Ông nói với nửa này rằng,
điều quan trọng trong khóa học là những kỹ năng mà họ đang sở hữu. Nửa