MINH TRIẾT THIÊNG LIÊNG - TẬP 3 - Trang 243

hiểu biết về sự sống tự tại, về ánh sáng thực chất, là kẻ mà bản năng tự
thân không nhiều hơn sự bấp bênh của tri thức vô cùng bị hạn chế.

Chủ nghĩa duy vật đúng hơn, giống hành vi của một con người

còn nằm trong bụng mẹ, kẻ không mong ước được sinh ra, không phải
vì như vậy nhàn hạ hơn mà vì nỗi lo sợ với sự sống tự tại tóm lấy nó,
nỗi sợ hãi về xương cốt và ánh sáng, sợ phải duỗi thẳng xương, phải
đứng lên, phải khởi hành, và vì thế tốt nhất chọn cách giải quyết bằng
sự rối loạn trí và bệnh còi xương.

Nó không xây dựng một sự sống độc lập mà chỉ ở lại như một bộ

phận. Chủ nghĩa duy vật, nếu con người ở trong đó, sẽ vĩnh viễn chỉ là
một hành vi bị khóa kín, một sự bảo vệ tuyệt đối trong vật chất, một kẻ
vừa sinh ra ý nghĩa sống của nó đã chấm dứt và trở nên vô dụng.

Bởi vậy chủ nghĩa duy vật là một dạng trẻ sơ sinh, tiếc thương quá

khứ, một sự tồn tại nấp trong vật chất, một loại sữa mẹ, là tã cho trẻ con
và là trạng thái ngủ gà gật.

73.

Trong thế kỉ XX dân tộc Nga sống trong một thứ tôn giáo Cha nghiêm
khắc như trước đó hàng trăm năm, thậm chí các nhân vật độc tài còn là
các Cha vô điều kiện so với các Sa hoàng trước kia.

Hành vi của dân chúng ngay cả trong một hệ quả chấn động nhất

vẫn rất ít sự thay đổi. Dân tộc Nga duy trì truyền thống Kitô giáo
phương Đông, trong thời Phục hưng, thời Cải cách (cái gọi là) thời Ánh
sáng với dân tộc Nga chưa từng có, thậm chí để chống lại mọi ảnh
hưởng, nước Nga khép kín lại một cách bản năng, có ý thức.

Nước Nga sợ châu Âu, nhưng cũng coi thường châu Âu, nước Nga

khép kín và căm thù châu Âu. Các nhà tư tưởng Nga truyền thống
(Florenszkij,

Trubeckoj,

Leontyev,

Szolovjov,

Bergyajev,

Merezskovszkji, Bulgakov) đã rất nhiều lần và với những biện minh
gay gắt chứng thực sự biệt lập thù địch với châu Âu, họ viết, châu Âu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.