người ăn đến mức độ nào? Điều này giải thích vì sao khi ăn các
động vật bậc thấp như tôm, sò, ốc, hến... sẽ ít độc hại hơn, vì hệ
thần kinh của chúng chưa phát triển, nên không có phản ứng sợ
hãi, tức giận, phẫn nộ trước khi chết. Mặt khác, chúng hầu như
sống ngoài tự nhiên hoặc không bị nuôi trong các quy trình công
nghệ hiện đại, điều kiện sống không cách ly với thiên nhiên, lại
không bị xử lý các hóa chất độc (kháng sinh, thuốc kích thích, thuốc
sát trùng)... nên không tích lũy các chất độc.
Tuy nhiên, trong tình trạng môi trường ô nhiễm nặng nề ngày nay thì
các dòng nước, nhất là cửa sông, nơi hứng chịu nhiều chất độc, các
sinh vật sống dưới đáy, nhất là bộ nhuyễn thể đã tích lũy khá nhiều
kim loại nặng rất độc hại, vì vậy, tốt nhất không nên ăn chúng!
Mặt khác, xét ở phương diện giáo dục, có thể thấy điều vô cùng
mâu thuẫn đến mức ngược đời là: Gia đình, nhà trường, xã hội luôn
luôn dạy trẻ nhỏ phải biết yêu thương các con vật bằng mút, nhồi
bông, đất nung, bằng gỗ... là những con vật ảo, nhưng lại ép các
cháu ăn thịt những con vật thật đó! Tình thương yêu như thế chỉ là
bề ngoài, giả dối! Thích ăn thịt, thì làm sao trẻ có thể thực sự
thương yêu các loài vật đó được chứ?
Điều nghịch lý đến kỳ lạ và sửng sốt là: Hàng ngày người ta cầu
nguyện Thượng Đế, Giáo chủ tha tội cho mình, nhưng cứ liên tục
phạm tội sát hại sinh mạng của những con vật khác, thì lời cầu
nguyện của họ liệu có phải là “nỏ mồm, giả dối” không? Hàng năm
cứ đến ngày lễ “Tạ ơn” là người ta thẳng tay “gây oán”, giết hàng
loạt gia cầm. Đến ngày lễ “Phục sinh” là đua nhau “khai tử” hàng
loạt gia súc để “ăn mừng”! Những dịp lễ tết, giỗ chạp... người ta
luôn cầu nguyện cho ông bà, bố mẹ, người thân... đã qua đời được
xá tội, mau chóng siêu thoát. Thế nhưng, mâm cơm cúng trên bàn
thờ lại là xác của những con vật vô tội bị chết oan uổng bởi những
hành động độc ác, dã man: cắt tiết, làm lông, phanh thây, mổ bụng,
băm ra từng mảnh... thì những người được thờ cúng sẽ nhận được
lời cầu nguyện hay tội lỗi?
Những ngày lễ tôn giáo đầy ý nghĩa như thế đã bị thực thi theo
hướng hoàn toàn trái ngược. Liệu còn ý nghĩa gì nữa chứ?