MINH TRIẾT TRONG ĂN UỐNG PHƯƠNG ĐÔNG - Trang 58

hương vị của tách trà. Còn bây giờ, người ta uống bằng ly cối, ly
vại, lại uống với nước đá

(*)

, khi uống thì “nốc ừng ực” một hơi dài.

Hoặc vừa ăn đồ nóng vừa uống nước lạnh! Xem như vậy đủ thấy
cách uống nước ngày nay hoàn toàn ngược với truyền thống. Bệnh
tật một phần từ đó mà ra!

(*)

Năm 1976, lần đầu tiên vào Sài Gòn, thấy ở đâu, bất cứ lúc nào

người ta cũng uống trà đá. Tôi nói đùa: Trà đá là thứ nước giải khát
“Thực dân kiểu mới”!

Một số tác giả ở phương Đông còn cho biết: Hạn chế uống nước có
thể ngăn chặn được các bệnh do Âm tính như phong thấp, lao, đái
đường, ung thư v.v...

Nhưng nếu hạn chế đưa nước vào cơ thể mà lại ăn hoặc uống đồ
ngọt thì hiệu quả sẽ giảm đi rất nhiều, vì bản thân đường rất Âm,
trong cơ thể, đường sẽ phân giải thành nước và CO2 làm tăng Âm
tính một cách ghê gớm.

Ngoài lượng nước trong thức ăn, việc uống thêm nước là tùy theo
tình trạng cơ thể (trẻ con và người già Dương tính hơn, cần uống
nhiều hơn); tùy thuộc mức độ hoạt động, thực phẩm, thời tiết nơi
sống... của mỗi người. Khi khát thực sự thì uống, nhưng nên nhớ
muốn uống và cần uống là không giống nhau, “muốn” là nhu cầu
của tâm lý, xã hội thì nên hạn chế tối đa; còn “cần” là đòi hỏi của
sinh lý thì phải đáp ứng.

Để phân biệt được như thế nào là “cần” hoặc “muốn” uống nước,
đòi hỏi phải tập lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình một thời gian
dài! Nhưng, dù thế nào đi chăng nữa cũng không thể “uống càng
nhiều càng tốt” như lời khuyên của các bác sĩ Tây y được!

Những điều trình bày trên dây cho thấy lối tư duy cơ khí đơn thuần
của Y học Tây phương đã áp đặt lối suy nghĩ chủ quan hời hợt của
mình lên thực tế khách quan vô cùng sinh động là cơ thể con người,
đã sai lầm đến mức nào! (xem tiếp mục 4 dưới đây).

4. HẬU HỌA CỦA VIỆC UỐNG QUÁ NHIỀU NƯỚC

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.