Nhưng nếu hạn chế đưa nước vào cơ thể mà lại ăn hoặc uống đồ
ngọt thì hiệu quả sẽ giảm đi rất nhiều, vì bản thân đường rất Âm,
trong cơ thể, đường sẽ phân giải thành nước và CO2 làm tăng Âm
tính một cách ghê gớm.
Ngoài lượng nước trong thức ăn, việc uống thêm nước là tùy theo
tình trạng cơ thể (trẻ con và người già Dương tính hơn, cần uống
nhiều hơn); tùy thuộc mức độ hoạt động, thực phẩm, thời tiết nơi
sống... của mỗi người. Khi khát thực sự thì uống, nhưng nên nhớ
muốn uống và cần uống là không giống nhau, “muốn” là nhu cầu
của tâm lý, xã hội thì nên hạn chế tối đa; còn “cần” là đòi hỏi của
sinh lý thì phải đáp ứng.
Để phân biệt được như thế nào là “cần” hoặc “muốn” uống nước,
đòi hỏi phải tập lắng nghe tiếng nói của cơ thể mình một thời gian
dài! Nhưng, dù thế nào đi chăng nữa cũng không thể “uống càng
nhiều càng tốt” như lời khuyên của các bác sĩ Tây y được!
Những điều trình bày trên dây cho thấy lối tư duy cơ khí đơn thuần
của Y học Tây phương đã áp đặt lối suy nghĩ chủ quan hời hợt của
mình lên thực tế khách quan vô cùng sinh động là cơ thể con người,
đã sai lầm đến mức nào! (xem tiếp mục 4 dưới đây).
4. HẬU HỌA CỦA VIỆC UỐNG QUÁ NHIỀU NƯỚC
Vâng! Đúng thế! Tôi phải dùng từ “hậu họa”, vì thực sự là như vậy!
Trên đây chúng ta đã thấy tai hại của việc uống nước quá nhiều.
Không hiểu từ đâu mà y học chính thống lại luôn luôn động viên,
khuyến khích, hô hào người dân uống nước nhiều đến thế?
Tôi ngờ rằng, khoa học nói: Mỗi ngày nên “cung cấp” cho cơ thể (kể
cả đồ ăn, thức uống) 1,5 lít nước (theo tôi như thế đã là nhiều)! Thì
ngành Y lại nói rằng phải “uống” 1,5 lít nước mỗi ngày là hoàn toàn
sai!
Vì quá tin tưởng vào Y học mà vô vàn người dân kể cả các thầy
thuốc đã sa vào tình trạng sức khỏe suy sụp nghiêm trọng! Có lẽ
chúng ta cần thẳng thắn đưa vấn đề này ra bàn công khai rộng rãi!
Vì đã đến lúc chẳng thể đặng đừng được nữa rồi!