MIYAMOTOMUSASHI - ĐỜI KIẾM SĨ - Trang 575

- Hay cô nương đùa, chế giễu tại hạ ?
Nụ cười vừa nở trên môi vội tắt ngay, Yoshino Dayu lắc đầu:
- Tiện nữ đâu dám thế. Đối với một kiếm sĩ, trước vấn đề sinh tử như vậy,
tiện nữ đâu dám đùa cợt.
- Vậy ý cô nương ra sao, đừng để tại hạ nóng ruột hơn nữa.
- Đại hiệp muốn nghe đàn chăng ? Tiện nữ xin gẩy một bản tặng đại hiệp.
- ... ?
- Mà thôi ! Trong hoàn cảnh thế này, đại hiệp còn lòng dạ nào nghe đàn
nữa, phải không ?
Không hiểu ý tứ Yoshino ra sao, Miyamoto Musashi đấu dịu:
- Sao không nghe ? Thì cô nương cứ đàn đi, ít ra tiếng đàn của cô nương
cũng làm tại hạ thư thái.
Vâng lời, Yoshino dạo một bản hành khúc.
Đàn xong, nàng nói:
- Có bao giờ đại hiệp tự hỏi một cây đàn chỉ có bốn dây như thế này mà có
thể diễn tả được mọi vi tế của âm thanh không ?
- Không. Tại hạ không rõ.
- Cây đàn cũng như con người đấy, đại hiệp ! Nhưng trước khi giải thích, để
tiện nữ đọc một đoạn trong bài Tỳ Bà Hành của Bach Cư Dị tả tiếng đàn,
chắc đại hiệp biết:
Ngón buông bắt khoan khoan dìu dặt Trước nghê thường sau thoắt lục yêu
Dây to dường đổ mưa rào Nỉ non dây nhỏ như trò chuyện riêng Tiếng cao
thấp lựa chen lần gẩy Mâm ngọc đâu bỗng nẩy hạt châu Trong hoa, oanh ríu
rít nhau Suối tuôn róc rách chảy mau xuống ghềnh Nước suối lạnh, dây
mành ngừng đứt Ngừng đứt nên phút bặt tiếng tơ Ôm sầu mang giận ngẩn
ngơ Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước
Ngựa sắt giong xô xát tiếng đao Cung đàn lựa khúc thanh tao, Tiếng buông
xé lụa lựa vào bốn dây ...
Xem thế, cây đàn nhỏ bé này có thể phát ra không biết bao nhiêu là âm giai,
từ những tiếng nhỏ như tơ, cao tựa hạt châu nẩy trên mâm bạc và trầm tựa
như mưa rào đổ, nhất nhất đều được cả. Tại sao vậy ? Nhờ cái gì mà cây
đàn có thể rung động đáp ứng mọi sự sai khiến của người gẩy ? Ngay từ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.