Đại thiếu gia thế nhưng không phải kẻ ngu ngơ: “Khỏi cần giả bộ như
thế, ta không phải một đứa trẻ.”
Hoả cư đạo nói: “Ta thay trời hành đạo, không thu lấy một đồng, chỉ
xin lấy bộ da của yêu nghiệt đã chết!”
Đổi thành người khác có lẽ đã bị tên hoả cư đạo hù cho phát rét,
nhưng chớ nhìn đại thiếu gia ngày thường bất điều, tốt xấu gì thì hắn cũng
là xuất thân từ gia đình đại hộ, ăn qua bao thứ, thấy qua bao điều, huống hồ
nhà hắn hồi đó cũng nhờ việc vận chuyển da hồ ly mà trở nên phát tài.
Trước kia từ rất sớm, tổ thượng hắn chính là thợ săn, có biệt tài săn hồ ly
nổi tiếng khắp bốn phương, mà hồi đó không có săn bằng súng bắn chim,
hoàn toàn dựa vào bẫy kẹp, phóng diều hâu thả chó săn, lại không phải là
dùng cung tên bắn. Có một mùa đông năm nào đó, bắt được một con bạch
hồ, da của nó lại được gọi là “thảo thượng sương”, cực kì là hiếm thấy. Bởi
vì loài hồ ly này hành động vô cùng nhanh, khi nó chạy giống như là đạp
gió mà đi, dân gian bởi thế còn gọi nó là phi hồ. Sương là ý chỉ bộ lông
trắng muốt từ đầu đến chân của nó, không có một chút tạp mao nào cả. Phi
hồ bình thường dáng vóc đều không lớn, lão hồ trưởng thành thì cũng chỉ
dài đến 2 xích là cùng (Trans: Đơn vị đo Trung Quốc, 1 xích = ⅓ m), một
tấm da vừa đủ để làm được một chiếc khăn quàng cổ. Mà con phi hồ gia tổ
hắn săn được lại dài 4 xích có dư, cơ thể béo khoẻ cảm giác rất cường
trường, toàn thân trắng muốt, duy chỉ có cái mõm là một màu đen, mê tín
mà nói, hồ ly chỉ cần mõm màu đen, đó chính là đã sống lâu năm sắp hoá
thành tinh. Hơn nữa lại nói, lúc đó lại đúng tầm tam cửu (Trans: “Tam cửu”
là chỉ chín ngày thứ 3 sau Lập đông, vào khoảng trung hoặc hạ tuần tháng
giêng, là thời điểm lạnh nhất của mùa đông theo như dân gian Trung
Quốc), chính là thời điểm da lông trong tràn thái tốt nhất. Tổ tiên nhà hắn
biết được đó đích thị là một bảo bối, trăm phương ngàn kế, dùng mọi cách,
nhờ cậy mọi mối quan hệ để tìm người mang tấm da bạch hồ nhập cung,
dâng tặng lên hoàng đế đương triều.