này, hẳn là một tên trộm mộ chuột đất. Năm đó tổ phụ tôi ở trên Lão Thử
Lĩnh bắn thiên đăng, đã lấy đựợc tầm long vọng khí âm dương phong thủy
bí bản gọi là “Lượng kim thước”, còn có một chiếc ngọc câu giống như
vậy, đời này được truyền lại cho tôi, luôn luôn chưa từng rời người. Nghe
nói ngọc câu là ngọc quyết được lưu truyền từ thời nhà Hán, nhưng thật ra
niên đại của nó còn xa xưa hơn rất nhiều, kẻ trộm mộ trên người có ngọc
câu, có thể xuất nhập âm dương, không giống với đám trộm mộ bình
thường, lấy trộm kỳ trân dị bảo trong mộ, cũng không phải là để tự mình
phát tài, mà là phò nguy tế khốn, đạo nghĩa rõ ràng. Tôi nhận thấy có lẽ là
một vật quý, tuy trong mắt thế nhân giá trị chẳng đáng bao nhiêu, nhưng
xem ra lại là bảo vật vô giá của dân trộm mộ, vì thế để Tuyền béo cầm theo
bên người.
Lúc ấy tôi còn bảo Tuyền béo lấy từ trên người tên chuột đất dù âm
dương, xẻng đầu quỷ, đinh quan tài. Trước khi chúng tôi vào núi lần này,
vẫn tưởng ngôi mộ có bích họa cửu vỹ hồ ly đã bị đào rỗng, nhiệm vụ hái
hoàng kim linh chi dễ như trở bàn tay, vì vậy chẳng mang theo thứ gì khác,
duy nhất có đeo ngọc câu trên người mà thôi. Lúc này lấy ra, hướng cột đá
ướm thử vài cái, chúng tôi mới nhận ra vết lõm sâu trên bích họa hoàn toàn
đồng nhất với hình dáng của ngọc câu, xem ý tứ bên trong bích họa, ba
người muốn tiến vào đại điện của vị vương giả mắt dọc kia, phải dâng lên
một đôi ngọc câu này, mới có thể mở ra được cửa đá. Tôi cùng Tuyền béo
theo bản năng rút ra ngọc câu, cầm trong tay đích gắn lên bích họa, Tiêm
Quả cầm đuốc đứng sau chiếu sáng cho chúng tôi. Thời điểm tôi đưa tay ra,
thoáng chốc lại có mấy phần do dự, cảm thấy có chỗ nào đó không đúng,
trong lòng thầm nhủ: tại sao chúng ta lại phải làm theo chỉ thị bên trên bích
họa? Tòa đại điện này khắp nơi thập phần cổ quái, đi như thế nào cũng
không có lối ra, không biết sau khi mở ra tấm đá này sẽ có chuyện gì phát
sinh? Tại sao đem ngọc câu gắn lên mới có thể mở ra được?
Đuốc cháy ngày càng yếu, tình thế hết sức cấp bách, Tuyền béo cuống
cả lên: “Đuốc sắp cháy hết rồi ông Nhất ơi, còn thừ người ra đấy làm gì?”