bức bích họa ấy lại không giống với hoàn cảnh thực tế, ngay lúc này, chúng
tôi chỉ là ở dưới ánh đuốc quan sát bích họa chứ không phải đang đẩy một
khối đá ra. Ba người mơ hồ, không hẹn mà cùng nảy sinh một cái ý niệm -
tình huống miêu tả trong bích họa còn chưa có xảy ra, đây là một lời tiên
tri! Mới nãy chúng tôi còn thử đẩy qua khối đá, nhưng nó hoàn toàn không
hề nhúc nhích, dùng hết sức bình sinh cũng không đẩy được, tại sao trong
bích họa số 4 lại vẽ chúng tôi đã dịch chuyển được khối đá?
Chúng tôi đang trong tình huống tiến thoái lưỡng nan, thật vất vả lắm
mới vớ được một chiếc phao cứu mạng, làm sao có thể dễ dàng bỏ qua cơ
hội này được cơ chứ? Nhưng không ngờ bích họa trên phiến đá đến đây là
hết, có lẽ phải đem nó đẩy ra, mới có thể thấy được các bức bích họa khác.
Tôi cùng Tuyền béo tiến lên đẩy thử mấy phát, dùng hết sức bình sinh cũng
không thể khiến nó nhúc nhích, vẫn bất động một chỗ. Tôi thấy ánh đuốc
càng ngày càng mờ, tình thế hết sức cấp bách, nghĩ thầm: liệu chúng ta có
bỏ qua điểm nào hay không? Lúc này bên dưới ánh sáng từ ngọn đuốc, tôi
cúi người xích lại gần quan sát bích họa, chỉ thấy trên phiến đá trái phải
mỗi bên có một vết lõm, đều là hình móc câu.
Tôi chợt thấy hình dạng vết lõm này rất quen thuộc, nhất thời không
nhớ nổi đã từng gặp qua ở đâu. Tuyền béo bỗng giật mình, đưa tay mò
mẫm trong ngực, móc ra một khối ngọc hình móc câu, thử ướm lên bích
họa, hình dáng kích thước hoàn toàn trùng khớp với vết lõm. Ba người
không khỏi ngạc nhiên, vết lõm trên cột đá xoáy nước sao lại giống hệt với
ngọc câu này?
Năm 1968, một trận bão tuyết quy mô trước giờ hiếm thấy cuốn tới,
tôi cùng Tuyền béo, Lục Quân, Tiêm Quả bốn người được giữ lại ở nông
trường số 17. Vì để né tránh bão tuyết cùng bầy sói hoang, bốn người bám
theo một con hồ ly, chạy vào một toàn cổ mộ thời Liêu, trong mộ đạo có
một thây khô, đã chết cách đây ít nhất cũng mấy chục năm, trên mình
người chết có mấy đồng tiền giấy thời Mãn Châu cùng với mảnh ngọc câu