Chương XVIII
Về các giáo phái, tượng thần Phật thờ cúng, mê tín dị đoan và
chùa chiền ở Đàng Ngoài
Ở
Đàng Ngoài có nhiều giáo phái khác nhau, nhưng tựu chung lại có hai
giáo phái chính thu hút nhiều người tin theo. Giáo phái thứ nhất gọi là
Congfutu
theo tiếng Trung Quốc, người Đàng Ngoài gọi là Ong-congtu
và người Âu chúng ta gọi là Confucius - triết gia cổ xưa nhất của người
Trung Quốc. Khổng Tử được tôn vinh như thánh nhân, nổi tiếng với sự tài
trí không chỉ trong cộng đồng người Hán, người Việt mà ngay cả với người
Nhật - như một dạng hình tượng Vua Solomon
không học kỹ về Khổng Tử thì ít ai có thể mong ước kiếm được một địa vị
nào trong chính quyền, cũng không thể được giao những trọng trách. Mặc dù
vậy, trong thực tế thì tinh hoa của nghiệp Khổng học cũng chẳng có gì hơn
cái mà chúng ta vẫn gọi là triết học về đạo đức, bao gồm những nội dung đại
loại như
: “Mỗi người nên tự hiểu biết và hoàn thiện bản thân, dùng sự
đúng mực của bản thân mình để làm cho người khác cùng trở nên tốt và cả
hai cùng đạt đến bậc tối thượng của tính thiện mỹ
. Bởi lẽ đó người ta cần
học triết học bởi không thông hiểu triết học người ta không thể am tường
được nội tình của vạn vật, không nhận biết được đâu là điều thiện mà theo,
đâu là điều ác mà tránh, không điều chỉnh được dục vọng của mình sao cho
hợp với hoàn cảnh...”. Bên cạnh đó là những lời châm ngôn chứa đựng học
thuyết và sự minh triết của người Trung Hoa.
Tuy nhiên, trên cơ sở những nguyên lý của Khổng Tử, những môn đồ của
ông sau này trích lược và đúc kết lại thành vô số châm ngôn chẳng bao lâu
trở thành nền tảng của sự mê tín và một thứ tôn giáo. Họ công nhận một vị
thần linh tối cao, và mọi thứ trên trái đất này đều chịu sự cai quản, trị vì và
dung dưỡng của vị thần đó. Họ tin rằng thế giới này là vĩnh hằng, không có
sự bắt đầu cũng như không có tạo hóa. Họ chối bỏ việc thờ cúng tượng
nhưng lại sùng bái và tôn thờ quỷ thần. Họ mong chờ sự ban thưởng cho