“Một tên hề” - tôi nghĩ thầm trong đầu nhưng lại thể hiện bằng vẻ mặt
là mình đang rất nghiêm túc:
- Chúng tôi đang cần ông hơn bao giờ hết, ông mất chức thì chúng tôi
cũng mất sạch tiền, liệu một kẻ khôn ngoan có làm như vậy không?
- Tất nhiên là không, tôi biết chứ, tôi biết chứ... Tôi biết cái giá của
mình nhưng đề phòng thì vẫn cứ hơn.
Cả tôi và ông Huyện trưởng cùng cười phá lên, như những kẻ đang
ngồi trên một chiếc thuyền và luôn hiểu nhau nhưng thực chất là để che
giấu những ý nghĩ thật. Tôi biết ông Huyện trưởng đang dò đoán thái độ
của tôi qua kẽ những ngón tay mà ông ấp lên mặt. Còn tôi thì nhìn thấu tim
gan ông ta mặc dù vò cúi xuống nhặt cái lá trên nền nhà.
Kế hoạch của tôi như sau: tôi sẽ tìm mọi cách lôi kéo những người trẻ
tuổi, vốn đang thèm khát cuộc sống phố xá bằng một viễn cảnh vật chất đầy
hấp dần. Chính báo chí mách nước cho tôi kinh nghiệm này. Chịu khó lướt
qua các trang báo điện tử, có thể tìm thấy khối thứ trong mớ tạp nham
thông tin ấy. Với tôi, đó là những thói quen hư hỏng của đám trẻ nhà quê.
Họ nghèo đói, nhếch nhác quá lâu, khi thấy thiên hạ giàu có thể hiện qua
màn hình ti vi vốn cứ vô tình phóng đại đời sống phố xá, thì lên cơn thèm
tiền bạc, thèm đổi đời bằng mọi giá và thường gây áp lực khá hiệu quả lên
gia đình. Nhiều ông bố, bà mẹ chấp nhận bán sạch đất đai vì ý tưởng rồ dại
của thằng nghịch tử nào đó. Nhiều bậc phụ huynh đi cầm cố vay lãi cao cắt
cổ để con lao vào đỏ đen cho đến khi nó ngồi tù. Nhiều nhà mua về một
chiếc ô-tô chỉ để làm cảnh và để thằng con thỉnh thoảng nổ máy, ngồi sau
tay lái lấy mẽ. Có vài vụ lao sập nhà, làm chết nhiều người cũng bằng cách
ấy. Cuộc đời đang hư hỏng nghiêm trọng, với đầy rẫy tệ nạn nhưng đôi khi
điều đó lại tạo ra những cơ hội cho lũ người có tinh thần kền kền.
Điều gì khiến xảy ra những chuyện như vậy không phải là mối quan
tâm của người kiếm tiền bằng mọi giá. Chỉ biết rằng, nếu tận dụng được