động của đoàn đội lên trang mạng cá nhân hàng triệu fan, thu nhập khá là
khả quan. Nguyễn Ninh và Hình Minh thỉnh thoảng liên hệ với nhau, vẫn
như trước gọi Hình Minh là sếp, cậu ta nói thời đại thật sự thay đổi, không
nhất định phải làm việc trong nhà nước mới có tiền đồ, cậu ta còn khuyên
Hình Minh nên rời khỏi đài Minh Châu.
Hình Minh không phải chưa từng nghĩ tới vấn đề này. Nhưng tự truyền
thông hoạt động không thể rời bỏ đoàn đội, đối ngoại liên quan đến doanh
thu, đối nội liên quan đến phát triển lâu dài, khen thưởng dựa vào doanh số,
hai bên cùng có lợi, nhưng lại phải hoạt động theo hướng tư bản và dựa vào
mức độ yêu thích của khán giả, có thể mấy chuyện bát quái đưa tin nhanh
hơn, nhưng những vấn đề về xã hội dân sinh hay chính trị, đều không gãi
đúng chỗ ngứa, không chỉ có gãi không tới nơi, nếu không để ý còn bị chụp
lên cái mũ “Ngũ mao” “Công tri” “Phẫn thanh”. Hình Minh không sợ
miệng lưỡi thiên hạ, nhưng cậu trời sinh tính khí nóng nảy, lại sống trong
môi trường của đài lớn đã lâu, sinh ra nhiều thói quen, không muốn hầu hạ
người khác.
(1) – Ngũ mao: là tên gọi của những dư luận viên được chính phủ Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa thuê (ở trung ương và địa phương) hoặc Đảng
Cộng sản thuê để đưa các thông tin ủng hộ chính của Đảng nhằm định hình
và hướng dẫn dư luận trên các diễn đàn Internet.
– Công tri: là từ dùng với những kẻ có vẻ như công chính bác học, kì
thực là những kẻ dễ bị dao động, tự cao tự đại, hay phán xét, coi thường
chính phủ cùng bách tính. Khi nhắc đến hai chữ ‘công tri’ thì thường có ý
châm trọc.
– Phẫn thanh: chủ yếu dùng để chỉ giới trẻ Trung Quốc, những người thể
hiện một mức độ gay gắt với chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc. Thuật ngữ này
xuất hiện lần đầu tại Hồng Kông vào những năm 1970, đề cập đến những
người trẻ không hài lòng với xã hội Trung Quốc và tìm cách cải cách. Nó