Nguyễn Nam Trân
Mori Ôgai, nhà văn và nhà tư tưởng khai sáng
Phần I
Mori Ogai (ảnh trích từ Sigma Shin Kokugo Binran, 2002)
Văn học Nhật Bản trong giai đoạn sau của thời Minh Trị (1868-1926) được
đại diện bằng những nhân vật hoặc đứng bên trong hay bên ngoài nhóm
"Bạn Bút Nghiên" (Kenyuusha, Nghiễn Hữu Xã), một văn đoàn với văn
phong cổ điển kết hợp lại từ năm 1885. Ba người đứng đầu Kenyuusha là
Ôzaki Kôyô (Vĩ Kỳ, Hồng Diệp, 1867-1903), Yamada Bi.myô (Sơn Điền,
Mỹ Diệu, 1868-1910) và Ishibashi Shi.an (Thạch Kiều, Tư Án, 1867-1927).
Đứng ngoài nhóm và tượng trưng cho trào lưu văn học mới có Mori Ôgai
(Sâm, Âu Ngoại, 1862-1922), Shimazaki Tôson (Đảo Kỳ, Đằng Thôn,
1872-1943) và Kitamura Tôkoku (Bắc Thôn, Thấu Cốc, 1868-1894).
Thế nhưng các nhà viết văn học sử đều nhìn nhận chỉ có Mori Ôgai, tuy
xuất hiện về sau, mới là cái bóng lớn cùng với Natsume Sôseki đã bao trùm
lên văn học suốt thời mở nước, từ Minh Trị mãi đến Đại Chính.
Bước đầu của Mori Ôgai (Sâm, Âu Ngoại, 1862-1922):
Mori Ôgai người Shimane, tỉnh duyên hải nhìn ra biển Nhật Bản, sinh ra
trong một gia đình đời đời làm nghề thầy thuốc cho lãnh chúa, lớn lên theo