MORI ÔGAI, NHÀ VĂN VÀ NHÀ TƯ TƯỞNG KHAI SÁNG - Trang 5

truyền thống đó, vào Đại Học Đế Quốc Tôkyô học y khoa, Ông tốt nghiệp
năm 1881 và trở thành quân y của lục quân. Năm 1884, ông được gửi đi
học về khoa vệ sinh ở Berlin (Đức).
Khi mới từ nước ngoài về (1888) Mori Ôgai đã nhận thấy trong khi Âu
Châu đã bước vào thời cận kim thì Nhật Bản hãy còn ở trong thời tiền cận
kim nên đã ra sức hoạt động để kéo văn học Nhật tiến lên mau. Ông và em
trai, Mori Atsujirô (Sâm, Đốc Thứ Lang), lập ra Shiragami-zôshi (nguyệt
san văn học Bờ Giậu, 1889) để "định hướng cho một dòng văn học đang
chảy buông tuồng". Ông đang xúc tiến hoạt động có tính chất khai sáng cho
văn học nói riêng và nghệ thuật nói chung thì vì bổn phận, phải đình bản
tạp chí để tùng quân tham gia trận chiến tranh Nhật-Thanh (1894-95). Ông
đã đăng trên tạp chí đó phần đầu "Người ứng khẩu thành thơ" (Sokukyô
Shijin, Tức Hứng Thi Nhân,?1902), tác phẩm rất ăn khách do ông dịch từ
Improvisatoren (1835), tiểu thuyết trường thiên của văn hào Đan Mạch
Andersen nói về cuộc đời ái tình và sự nghiệp nhà thơ YÙ Antonio, người
phải đối đầu với nhiều nghịch cảnh trong tình yêu và tình bạn.
Về mặt sáng tác, ông đã viết tác phẩm đầu tay Maihime (Nàng vũ công,
1890) dưới hình thức một thiên hồi ký với lời văn thanh nhã mô tả mối tình
giữa một sinh viên Nhật tên Ôta Toyotarô (Thái Điền, Phong Thái Lang) và
nàng vũ công ba-lê (ballet dancer) nghèo tên Elise mới 16, 17 tuổi với bối
cảnh thành phố Berlin cuối thế kỷ 19. Toyotarô bắt buộc phải lựa chọn giữa
sự nghiệp và tình yêu, một được một mất. Chàng đã hy sinh tình yêu để
đuổi theo danh vọng, về nước rồi sau đó tiếc hận khôn nguôi vì khi vừa
khám phá được bản ngã, tìm được tự do ở nước ngoài thì đã bị ràng buộc vì
những qui luật của xã hội cũ ở quê hương. Trong đời thật, Ôgai sau khi đi
Đức học 5 năm trở về, có người con gái Đức cũng tên Elise theo chân ông
đến Nhật. Sau đó, ông đột nhiên cưới con gái Trung Tướng Akamatsu
Noriyoshi tên là Toshiko, nhưng vừa có con xong thì họ ly hôn. Ông không
hề cho biết lý do sự thất bại của cuộc hôn nhân nhưng nhiều thuyết cho
rằng nó bắt nguồn từ thái độ trịch thượng của bên nhà vợ đối với gia đình
ông.
Văn chương trong Maihime thanh nhã, tác giả kết hợp được lối hành văn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.