MỘT ĐỜI THƯƠNG THUYẾT - Trang 109

tiền chỉ vừa đủ để mua một căn nhỏ. Thế là không những phải lùi đầu tư lại
nhiều năm, mướn nhà ở tạm trong khi chờ đợi, mà khi bạn có đủ khả năng
mua thì nhà cũng đã lên giá trong thời gian qua. Nhưng nếu như ngân hàng
chiếu theo số lương cao của bạn và sẵn sàng cho bạn vay nhiều tiền, bạn đã
nắm được sớm cơ hội mua ngay căn nhà mình thích, đáp ứng được đúng nhu
cầu gia đình của bạn. Lúc đó, tiền trả nợ hàng tháng chỉ còn là một nghĩa vụ
sớm trở thành một việc thường nhật.

Trong những cuộc thương thuyết trên một dự án lớn, vai trò của ngân

hàng còn rộng và phức tạp hơn nhiều. Không những họ sẽ đóng vai quản lý
dòng tiền chi tiêu của dự án, sẽ ứng trước để trả lương nhân viên hoặc mua
các dụng cụ cần thiết cho công cuộc xây cất, mà đôi khi họ còn tham gia
trực tiếp vào việc tài trợ dự án. Họ sẽ giúp khách hàng hay chủ đầu tư giải
ngân, sẽ bám sát nhu cầu chi tiêu theo tiến độ của dự án. Rồi họ cũng mở
luôn tài khoản cá nhân cho các nhân viên. Nói tóm lại, họ nằm giữa mọi
dòng tiền của dự án, từ những khoản chi tiêu lớn đến những chi tiết nhỏ
nhất, đáp ứng mọi nhu cầu. Cứ hễ có một dòng tiền nào khởi sắc là có ngay
một ngân hàng đứng đằng sau điều động, quản lý và bảo lãnh.

Tất nhiên ngân hàng sẽ lấy hoa hồng trên mỗi dòng tiền lưu động, nhưng

ngược lại họ cũng nhận lấy bao nhiêu thứ rủi ro. Ứng trước tiền nghe thì
ngọt đấy, và ngọt nhất là cho chủ đầu tư, nhưng cứ thử đứng đúng vào địa vị
anh Tổng Giám đốc ngân hàng, bạn nghĩ sao nếu phải ứng trước 100 triệu
đôla? Bạn có chắc tiền ứng ra sẽ trở lại két của mình không? Cái rủi ro cho
ngân hàng là một dữ kiện rất khó quản lý, và trong những đoạn sau tôi sẽ trở
lại vấn đề then chốt này.

Bạn ạ, giả sử một nhân vật quan trọng có ý mượn một số tiền khổng lồ, ví

dụ như để triển khai một dự án địa ốc quy mô lớn. Ở địa vị ngân hàng, bạn
sẽ chấp thuận hay từ chối khi thị trường đang phát triển lành mạnh? Bạn biết
rõ hơn ai rằng khi cho mượn tiền trên hàng chục năm thì thị trường cũng có
lúc đổi xoay. Đến khi nhân vật nọ xây xong dự án ngàn căn nhà rồi không
bán được cái nào, chẳng lẽ ngân hàng lại giở trò đòi nợ khi biết rằng chủ đầu
tư không còn một cắc bạc nào trong túi? Mà nếu có trả nợ thì chủ đầu tư chỉ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.