Giới thiệu
Bất hạnh là một tài sản
Những người đàn bà, họ không một mình ngẫu nhiên tới Paris, Venice, Rome,
Florence…
Họ có thể là sinh viên mới ra trường, muốn đến Paris để viết văn; có thể là người đã đi
qua một cuộc hôn nhân, giờ đến đó để nhìn lại; có thể là người bấy lâu vẫn mòn mỏi chờ
đợi mối tình lớn của đời mình và mong nó xảy ra ở châu Âu… Hoặc họ có thể, như tác giả
của cuốn sách này, đến châu Âu một mình để du lịch như một người không quá khứ,
không ràng buộc; và để hỏi những câu hỏi bước ngoặt về tình yêu và hôn nhân…
Cuốn sách này, hơn cả một cuốn du ký về những ngày du ngoạn qua các thánh địa mơ
ước ở châu Âu, còn là một hành trình nội tâm xuyên suốt, dai dẳng, và không phải không
đau đớn.
Có thể thấy điều đó, dẫu chẳng ở châu Âu một mình.
Trích đoạn trong sách:
“…Nhưng có lẽ đó chính là vấn đề của quảng trường San Marco, của Venice, và là lý do
tại sao đến đây lần thứ hai nhưng tôi vẫn không ấn tượng với quảng trường này. Có cái gì
đó rất Hollywood ở đây và ở khắp Venice. Những người ngồi sưởi nắng ở đây, và dàn nhạc
này không giống với những người sưởi nắng trong vườn Luxembourg. Bởi vì họ không
sống ở đây. Họ đến rồi đi… Trong tất cả cái đẹp và sự tinh xảo của Venice, tôi không sao
thoát khỏi cảm giác rằng thành phố này đang chết. Nó đang chìm dần. Venice là ngôi mộ
của một quá khứ. Chỉ còn khách du lịch đến đây, và thành phố này chỉ còn đủ người để
phục vụ du khách chứ nó không có những người Venice, như Paris có người Paris, Hà Nội
có người Hà Nội.
Sáng nay, sau khi rời nhà thờ Mary of Narazeth, tôi mua một vé xe buýt nước theo
tuyến số 2 để đi từ đó tới quảng trường San Marco; tức là gần như đi từ đầu này đến đầu
kia của Venice; có điều thay vì lấy vé tuyến số 1 chạy theo Kênh Lớn thì tôi lấy tuyến xe
buýt chạy bên ngoài Lagoon. Với những người không quan tâm tới hành trình mà chỉ quan
tâm tới cái đích cuối cùng thì tuyến số 1 hay số 2 đều thế cả, chúng đều kết thúc ở quảng
trường San Marco; chính vì thế mà một bà già đã nói khi thấy tôi phân vân ngoài bến: