Giáo sư Đào Hữu Long con trai ông nói với vị giáo sư cũng trạc tuổi nó:
- Thưa anh. Theo ý kiến của anh, tôi đã liên hệ được với hai giáo sư về tim
mạch bên Mỹ vốn quen biết. Sáng mai đứng tám giờ ta lập một cầu hội
chẩn trực tuyến qua Intemet tại đây. Hy vọng là điều anh vừa nói sẽ thành
hiện thực
Vị giáo sư gật đầu tỏ ý hài lòng.
Ông Nhị Nguyễn nghe giáo sư và cậu con nói vậy tuy không hiểu lắm sao
lại có chuyện hội chẩn từ nơi xa chỗ bệnh nhân nằm đến nửa vòng trái đất
cơ chứ, nhưng từ lâu ông đã biết một điều: thời nay có thể làm được những
chuyện mà chỉ cách đây khoảng một chục năm thôi là điều không tưởng.
Và ông người sáu mươi năm về trước, trong rừng già Tây Trường Sơn đã
được cứu sống bằng phương pháp chữa trị cổ sơ nhất, mù mờ nhất, đến
hôm nay cuối đời lại được chữa trị bằng một phương pháp hiện đại nhất,
tường minh nhất. Hoá ra cơ thể ta còn là nơi để ghi nhận, để thể hiện bước
tiến nhanh đến khủng khiếp của khoa học kỹ thuật điều này thực thú vị và
may mắn biết bao! Và ông khấp khởi mừng trong lòng: Một khi ta đã nói
được quỹ thời gian chỉ còn rất ngắn không để mắt thì giờ vào những
chuyện dông dài ta sẽ nói ngay với vợ con về chuyện của Xão Xọi và
Khăm Đi. Ôi, vậy là đời ta kết thúc hoàn toàn có hậu.
Suốt cả ngày ông không chợp mắt lúc nào có lẽ do quá vui vì cái tin mà vị
giáo sư kia mang lại mãi đến khuya ông mới chợp măt. Và “bộ phim của
những năm 1951-1952 hoạt động ở Nam Lào lại hiện ra.
***
Cuộc họp ở căn cứ hôm ấy diễn ra khá nhanh, chỉ có chỉ huy sơ kết, nhận
định tình hình, giao nhiệm vụ mà người dự không được phát biểu, rồi ai
nấy về địa bàn của mình ngay. Khi chia tay, Đỗ Trường nhìn ông với con
mắt kẻ cả, bảo:
- Cậu thấy chưa anh bạn đồng hương của tớ có chung quan điểm và rất
sáng suốt
“Anh bạn đồng hương” đây là vị chỉ huy vừa chủ trì hội nghị, cùng quê
Nga Sơn, Thanh Hoá với Đỗ Trường. Các đội trưởng đã lục tục về cả, ông
Nhị Nguyễn nán lại xin gặp “anh bạn đồng hương” ấy. Sau khi kể sơ sơ về