em ở Chăm Pa Xác cũng bằng tuổi Xão Xọi của cậu hồi mình mới sang
Nam Lào. Thâm tâm thích người ta bỏ mẹ đêm thường nằm mơ “cưỡi”
người ta liên tục. Mà em cứ lăn xả, biết để vậy khó thoát, thế là chọn một
buổi sáng, ngủ dậy còn tỉnh táo, tớ chủ động đến báo cáo tổ chức và xin
chuyển, lúc đó tổ chức còn đôi chút vân vi, lưỡng lự chưa muốn cho
chuyển, tớ đe, đã báo rồi nếu xảy ra chuyện gì là không chịu trách nhiệm
đâu thủ trưởng nhá. Bố tổ chức cũng không dám để ở lại. Biết là dùng
chiêu ấy là hạ sách, người ta sẽ giận, cho là hèn. Hèn còn hơn mù mắt! Đây
lý sự của thằng ít học bọn tớ, chỉ đơn giản như vậy mà hiệu quả tránh được
sai lầm khuyết điểm, chứ không như bọn tạch tạch sè, các cậu phức tạp vấn
đề bỏ mẹ. Thôi nói dông nói dài vậy bây giờ trước hết phải giải quyết hậu
quả cho cậu. Ngồi đây viết tường trình, viết đến khi ra vấn đề thì thôi.
Ông Nhị Nguyễn thấy không cần loanh quanh nhiều lời làm gì nữa. Và ông
kể lại với chính uỷ những nét chính trong quan hệ giữa hai người từ lần đầu
đến Pha Lan phải đóng vai chồng nàng và về tập tục của người Nha Hởn,
ông cũng thổ lộ điều khô xử hiện giờ của mình.
Ông đã nói xong hồi lâu, cả hai đều ngồi trầm ngâm suy nghĩ. Bỗng chính
uỷ quắc mắt hỏi:
- Cậu khẳng định chưa có con với người ta chứ?
Ông Nhị Nguyễn nói:
- Chính hôm rồi Xão Xọi vừa nói lại lần nữa với tôi về điều ấy. Tôi đã nói
hết với thủ trưởng và xin nhận mọi kỷ luật. Tôi chỉ có một nguyện vọng
phục vụ lâu dài trong quân đội hoặc chi ít cũng là khi chiến tranh kết thúc.
Còn quân đội không chấp nhận được, buộc tôi phải ra quân, xin cho tôi
được lấy cô ấy, sau đó hoặc là về Việt Nam hoặc là ở lại đấy tuỳ cô ấy
quyết định.
- Không ra quân dễ thế đâu - Chính uỷ gằn giọng - có thể còn ra toà án binh
nếu người ta nhất quyết bắt đền và chuyện thành to, ảnh hưởng đến quan hệ
với bạn. Hủ hoá là tội nặng ngang tội phản quốc. Giờ cô ấy mà có mang và
tố cậu là phiền đấy. Dựa cột, chứ không nhẹ đâu. Đến lúc ấy, tuy đồng
hương thật, tớ cứ phải việc công chiều phép công mà làm thôi.
Ông Nhị Nguyễn nói ngay: