đến loại thuốc mới nhất có thể giúp não phục hồi nhanh hơn.
Khi giáo sư về rồi. Long nói với ông:
- Ba ạ. Cuộc hội chẩn cho ta cách điều trị mới. Ông giáo sư ở Washington
nói là, cũng trong tháng này ông đã có cuộc hội chẩn với một bệnh viện ở
Thượng Hải, Trung Quốc và người bệnh bị lụt não tình trạng giống như ba,
sau một tuần dùng loại thuốc mới bệnh nhân đã nói được nhưng chỉ có khác
là bệnh nhân ấy mới bảy mươi tuổi.
Nghe cậu con nói ông hiểu ngay nói lo lớn nhất của các vị trong cuộc hội
chẩn hôm nay chính là ở tuổi tác của ông. Ông hơn người bệnh. Thượng
Hải kia đến mười lăm tuổi cơ mà. Ngày xưa “thất thập cổ lai hi” mà nay
ông đã ngoài “thất thập” rồi, trời cho tuổi thọ quá nhiều rồi, còn mong gì
hơn nữa. Dù sao ông vẫn nuôi một hy vọng mong manh, nói được dù chỉ
trong ít phút trước khi giã biệt cõi đời này, về những điều riêng tư mà suốt
bao nhiêu năm qua ông vẫn giữ kín trong lòng.
Cậu cả Đào Hữu Long từ bé tính tình nhu mì, hiền như con gái. Nó bọc lộ
năng khiếu toán từ rất sớm. Hồi học phỏ thông do còi, chậm lớn nó hay bị
đứa lớn bắt nạt, nhưng mỗi khi làm bài kiểm tra hay thi viết, thể nào mấy
đứa ấy cũng lại xun xoe nịnh nọt nó, không thì đừng hòng có lời giải mà
chép. Năm nào Long cũng đứng đầu lớp. Ông hả lòng hả dạ, con hơn cha
nhà có phúc. Đường học hành khoa cử, công danh của nó cứ nhẹ tênh,
thẳng băng, có hàm phó giáo sư, giáo sư từ khi còn rất trẻ. Thế rồi Long lấy
vợ. Hình như chúng nó cứ mải mê công việc, khi đưa con gái lớn lộc ngộc
rồi, ông phải nhắc, vợ chồng còn trẻ, có một thằng “đít nhôm” nữa để cho
ba có nói dõi tông đường. Nó cười bảo, ba còn phong kiến, con trai, con gái
như nhau cả, chỉ một là đủ.
Đứa cháu nội của ông mới ghê, táo tợn như con trai. Năm mới vào cấp ba
đã có bạn trai. Một lần gặp riêng, ông hỏi khéo cũng là có ý răn đe:
- Quan hệ của cháu với mấy cậu bạn vẫn hay đến nhà là cũng giúp nhau
tiến bộ trong học tập đấy chứ?