cho cá nhân, dấn thân như một bản năng sinh tồn, mà khi đã lùi xa đến hôm
nay, chắc hẳn lứa hậu sinh các con khô mà hiểu hết. Bởi thế ba vẫn nghĩ,
viết làm gì cho tốn giấy mực, ai đọc? Long lại bảo mỗi loại sách đều kén
độc giả, con vẫn thích tìm hiểu về sự kiện con người thời ba sống miễn là
cuốn đó thú vị, cứ liệu lịch sử đưa ra đều rõ ràng chân thực. Chắc là đến
con con cháu con cũng vẫn chung ý nghĩ ấy đấy, ba đừng ngại không có
bạn đọc không còn ai thích nhìn lại quá khứ. Chính sự khích lệ đó làm ông
hứng khởi mấy năm gần đây chủ ý dành nhiều thời gian sưu tầm tài liệu,
gặp bạn bè để hỏi thêm về những điều chưa rõ, định bụng sẽ viết ra cái gì
đó không lẫn với những tập hồi ký khác, nếu không in được cũng là món
quà tinh thần để lại cho con cháu trong nhà. Nhưng cơn đột quỵ bất ngờ đã
phá hỏng tất cả. Và cả câu chuyện tình ngắn ngủi ở Pha Lan nữa, từ lâu ông
đã vùi sau chôn chặt trong lòng, mà giờ gần đất xa trời, muốn công khai
điều bí mật ấy cho cả nhà biết thì đã quá muộn rồi.
Từ chiều đến giờ ông cứ nghĩ miên man chuyện nọ xọ chuyện kia như vậy
về con, cháu trong nhà đến những biến cố của đời mình, rốt cuộc vẫn còn
nỗi day dứt tiếc nuối của người sắp rời xa dương thế, đó thật sự là “khối
tình mang xuống tuyền đài chưa tan”.
Rồi luồng suy tư bị đột ngột cắt đứt khi Long từ nhà ngoài vào, nói với
ông:
- Ba ạ, có bác bạn với ba ở Nam Lào đến thăm ba.
Một ông già da mặt xám bởi nhiều nốt ruồi lấm tấm trên trán, bên thời
dương, râu tóc thì đều bạc phơ loã xoã nhanh nhẹn bước vào. Ông Nhị
Nguyễn nhận ra ngay đó là người đồng hương chính uỷ thích đùa ở cao
nguyên Boloven dạo nào.
Ngày còn quân ngũ, hai người đã nhiều lần gặp nhau trong các hội nghị
quân chính, hay đợt chỉnh quân. Hế chiến dịch này đến trận đánh khác đều
khẩn trương bề bộn, tối mắt tối mũi vào chuẩn bị phương án tác chiến, còn
đâu thì giờ nói chuyện riêng tư. Vả lại ông ấy bên ngạch chính trị, ông bên