Đó là một tia nhìn xuyên suốt khiến bạn thấy sự vật trong ánh sáng mới và
tập hợp hai ý nghĩ riêng biệt thành một khái niệm mới.
Ý tưởng tổng hợp và biến hóa sự phức tạp thành sự đơn giản đến không
ngờ.
Đối với tôi, những định nghĩa này (thực ra, chúng giống miêu tả hơn là định
nghĩa, nhưng quan trọng là họ nói được cốt lõi của vấn đề) đem lại cho bạn
cảm giác tốt hơn về cái mơ hồ được gọi là ý tưởng. Bởi họ đề cập đến sự
tổng hợp, các vấn đề, cái nhìn xuyên suốt và đến sự hiển nhiên.
Tuy thế, định nghĩa mà tôi thích nhất và là nền tảng của cuốn sách này là
định nghĩa của bậc thầy marketing James Webb Young:
Một ý tưởng chẳng là gì khác ngoài sự kết hợp mới của các nhân tố cũ.
Có hai lý do khiến tôi thích định nghĩa này đến vậy.
Thứ nhất, nó gần như chỉ cho bạn cách tìm ra ý tưởng khi nói rằng tìm một
ý tưởng cũng giống như tạo ra công thức làm món ăn mới. Bạn chỉ việc lấy
các thành phần quen thuộc và nhào trộn theo một cách mới. Chỉ đơn giản
vậy thôi.
Không những vậy, chẳng phải thiên tài mới có thể nghĩ ra ý tưởng. Bạn
cũng không nhất thiết phải là nhà khoa học tài ba, người đoạt giải Nobel,
nghệ sĩ nổi tiếng thế giới, một nhà thơ trứ danh, một nhà quảng cáo siêu
đẳng, người đoạt giải Pulitzer hoặc nhà phát minh bậc nhất.
“Theo suy nghĩ của tôi,” nhà khoa học và triết gia Jacob Bronowski viết,
“thật sai lầm khi nghĩ hoạt động sáng tạo là cái gì đó khác thường.”
Ngày nào con người chẳng có ý tưởng hay. Hàng ngày, họ sáng tạo, phát
minh và khám phá ra cái mới. Ngày ngày họ tìm ra những cách khác nhau
để sửa ô tô, bồn rửa mặt và cửa ra vào, nghĩ ra cách để nấu bữa tối, để tăng