MỘT NỬA CỦA 13 LÀ 8 - Trang 16

Hay theo như nhà diễn thuyết Francis H. Cartier: “Cách duy nhất giúp một
người có được ý tưởng là: hòa trộn hay kết hợp hai hay nhiều ý tưởng mà
anh ta đã có sẵn thành một kiểu sắp xếp mới để có thể tìm ra mối liên quan
mà trước kia anh ta không để ý.”

Kiến trúc sư Nicholas Negroponte đồng tình: “Từ đâu mà có những ý tưởng
hay? Đơn giản thôi, từ những sự khác biệt. Sáng tạo đến từ những sắp xếp
ngoài dự tính.”

Riêng tác giả người Hungary - Arthur Koestler còn viết hẳn một cuốn sách,
The Act of Creation (tạm dịch: Hành vi sáng tạo) dựa trên “luận điểm cho
rằng cái gốc sáng tạo không có nghĩa là tạo ra hay khởi đầu một hệ thống ý
tưởng từ số không mà là từ sự phối hợp của những hệ tư tưởng sẵn có, bằng
quá trình nhân giống chéo.” Koestler gọi quá trình này là “song hợp.”

“Hành vi sáng tạo,” ông giải thích, “… mở ra, lựa chọn, cải tổ, hòa nhập,
tổng hợp những sự kiện, ý tưởng, khả năng, kỹ năng đã có.”

“Kỳ tích của sự kết hợp”, “những tương đồng không ngờ tới”, “những tổng
thể mới”, “lắc đều lên”, rồi cả “lựa chọn trong số đó”, “những sắp xếp mới
(hay ngoài dự tính)”, “song hợp”, cho dù họ dùng câu chữ thế nào chăng
nữa thì tất cả cũng đều nói cùng một đại ý như James Webb Young:

Một ý tưởng chẳng là gì khác ngoài sự kết hợp mới của các nhân tố cũ.

Giờ khi đã biết ý tưởng là gì, ta phải nghĩ ra một phương pháp để tìm ra ý
tưởng.

Thật đáng mừng là đã có rất nhiều phương pháp được đề ra và đáng mừng
hơn nữa là những phương pháp này khá giống nhau.

Trong cuốn A technique for producing ideas (Tạm dịch: Phương pháp sáng
tạo ý tưởng), James Webb Young mô tả một phương pháp bao gồm năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.