“nghỉ ngơi” kế sau đó.
Lời khuyên của Lloyd Morgan là “Hãy để bản thân bạn bão hòa vào vô
cùng với chủ đề đó… rồi chờ đợi.”
Thực vậy, như Philip Goldberg chỉ ra trong cuốn The Babinski Reflex (Tạm
dịch: Phản xạ lòng bàn chân), hiện tượng này (được ông phong cho là
“Hiệu ứng Eureka” – một thuật ngữ rất nổi tiếng từ sau khi Archimedes
khám phá ra định luật trong bồn tắm của ông) xảy ra thường xuyên đến mức
nó “được coi như một nét đặc trưng chung của khám phá khoa học, sáng tạo
nghệ thuật, giải quyết vấn đề, và ra quyết định.”
Vậy nên khi bạn bế tắc với một ý tưởng, một dự án hay một vấn đề, hay khi
những ý tưởng vụn vặt không còn xuất hiện dồn dập như trước nữa và bạn
vẫn chưa nghĩ ra ý tưởng chính, hay khi bạn cảm giác như muốn đập đầu
mình vào cánh cổng sắt, công việc trở nên nặng nhọc và khó khăn, hay bất
kỳ khi nào giọng nói trong đầu bạn cất tiếng, “Không ăn thua đâu” thì hãy
tạm quên đi và làm những việc khác.
Lưu ý là tôi không nói bạn hãy quên những vấn đề đó đi và thư giãn, hay
quên đi và sống một cách vô vị hoặc quên đi và ngồi xem tiểu phẩm hài trên
vô tuyến cả tuần liền.
Tôi nói là hãy quên đi và làm những việc khác.
Theo kinh nghiệm của tôi, sự thư giãn tinh thần (trừ sự tĩnh tọa) được đề
cao quá đáng. Thậm chí điều này có thể làm giảm năng suất, vì nó chặn đà
công việc, bóp nghẹt sự chú tâm của bạn, và dập tắt nỗ lực cần có để xem
xét vấn đề kỹ lưỡng nhằm tìm ra những điểm tương đồng, những kết nối và
mối liên quan.
Ồ, chắc chắn là tôi biết mọi người đều tán thành những tác dụng của việc xả
hơi và mặc kệ mọi thứ.