họa lớn nhất mà chúng đã gây ra. Chúng đã phá hoại sạch trơn mọi thứ tin
cậy, thiện ý, nhân đạo và nghĩa hiệp khí khái giữa con người với con người,
đã biến con người thành cáo và chó sói. Tình trạng đạo đức suy đồi ấy cũng
chỉ có thể gột sạch trong một phong trào nhân dân chân chính, xây dựng
nên mối quan hệ mới giữa con người với con người….cho nên cậu không
phải sợ, không phải lo rằng tớ hiện đã có mối liên hệ với người nào. Cậu đi
làm cách mạng mấy chục năm, giữa cậu với các chiến hữu cũ trước kia,
hiện có mối kiên hệ riêng tư nào không? Có thể phơi bày gan ruột với nhau
được không?
- Không – Anh thừa nhận – Toàn là “ người xa, trà nguội ”, đã đi là thôi
hết! – Anh thở dài một tiếng, đầy cảm khái – Cũng đừng nên nói là không
có đi lại, đi lại thì có đấy, nhưng toàn do người ngoài giật dây cả thôi. Một
số chiến hữu lâu năm bẵng tin của tớ, thế rồi phải qua miệng người khác
mới biết được ở đâu, giờ đây đang có vấn đề gì….
Bỗng nhiên một nỗi buồn sâu lắng không sao ngăn được, bất thần ập đến
hai chúng tôi. Hoá ra chúng tôi đang sống giữa một bãi sa mạc, một bãi sa
mạc tự nó đang bị vùi dập, và cũng đang vùi dập chúng tôi, mà chúng tôi
hoàn toàn bất lực trước nó. Lúc đó, bên kia tường, bên ngoài mảnh sân nhỏ
nhà anh, có một người nào đó cất giọng hát lên một cách cô quạnh: “ Gió
đông thổi. Trống trận ầm ầm bên tai. Cõi đời hôm nay, rồi ai phải sợ ai…”.
Chúng tôi yên lặng lắng nghe, tưởng chừng như sẽ nhận được một điều gợi
ý nào đó từ trong lời ca. Nhưng chẳng có điều gợi ý nào hết. Thời buổi này,
phàm những tiếng nào gào lên được, hát to lên được thì đều chẳng có nội
dung gì, chẳng có ý nghĩa gì sất.
Trầm mặc hồi lâu, anh nói tiếp:
- Có điều là, tớ phải bảo cậu, cái điều mà cậu nghĩ đó…sẽ không có kết quả
tốt đẹp nào đâu. Bởi vì – Anh giơ một ngón tay chỉ lên phía trên – Ông cụ
hãy còn. Một khi mà ông cụ còn sống, thì mọi thứ đừng hòng thay đổi.
Tôi hiểu – Tôi ngả người trên sô-pha, than thở - Nhưng Chu thủ tướng đã