nó nằm đấy. Mẹ đâu phải là bà nội trợ sạch sẽ số 1, vậy mà cuốn kinh thánh
vẫn sạch trắng trong suốt 20 năm trời.
Tối nay tôi nhìn mẹ quét nhà dưới chỗ cái bàn đó, 1 chuyện mà bà vẫn làm
mỗi đêm sau bữa ăn tối. Mẹ chậ m rãi lẫy cái chỗi xung quanh chỗ cái chân
bàn có kê cuốn thánh kinh . Tôi nhìn mẹ đi từng nhát chỗi , chờ cho đúng
lúc để báo chọ mẹ biết chuyện tôi và Ted, chúng tôi sẽ ly dị . Tôi biết trước
là mẹ sẽ nói: "Không có chuyện đó"
Rồi khi tôi nói chuyện này là chắc chắn, cuộc hôn nhân của bọn tôi coi như
chấm dứt, thế nào bà cũng nói "Vậy thì con phải cứu lấy nó ."
Ngay cả khi tôi biết quá là chẳng còn gì để cứu vãn nữa - tôi sợ rằng khi tôi
nói ra, bà cũng cứ nói tôi phải cố gắng.
Tôi thì cảm thấy hơi mĩa mai khi mẹ cứ muốn tôi đừng ly dị . 17 năm trước
đây mẹ tôi rất buồn khi tôi bắt đầu hẹn hò với Ted . Mấy bà chị của tôi chỉ
quen với con trai Tàu ở nhà thờ trước khi lấy chồng.
Ted và tôi gặp nhau trong 1 lớp ở đại học . Ted làm quen bằng cách xin trả
tiền lẻ bài học cho tôi. Tôi không chịu nhưng lại nhận lời đi uống cà phê
với anh . Đó là vào học kỳ thứ 2 của tôi ở UC Berkleỵ Tôi bắt đầu học nghệ
thuật tự do sau đó chuyển qua hội họa. Còn Ted thì là sinh viên năm thứ 3
khoa Ỵ Ted nói với tôi anh chọn ngành này ngay từ khi học lớp 6, từ lúc
anh mổ xẻ cái thai của 1 con heo.
Phải thành thật công nhận là mới đầu tôi thích Ted chính vì Ted khác với
anh em trai tôi và mấy bạn trai người Hoa của tôi: thẳng thắn; hỏi cái gì
cũng rõ ràng và muốn là hỏi cho được; chuyện gì cũng có ý kiến rõ rệt;
khuôn mặt góc cạnh, thân hình cao ráo, mảnh dẻ; cánh tay vạm vỡ; cả cái
chuyện ba mẹ anh di cư đến đây từ Tarrytownm, New York, chớ không
phải Tientsin, Trung Hoa.
Mẹ tôi hẳn là cũng thấy mấy điều khác biệt này của Ted sau khi Ted đến
đón tôi 1 lần ở nhà . Khi tôi về nhà, mẹ vẫn còn thức xem TV.
Mẹ tôi hăm he :"Nó là người Mỹ, người ngoại quốc" . Làm như tôi đui
không thấy vậy.
"Con cũng là người Mỹ vậy," Tôi nói. "Với lại con đâu có tính lấy chồng
đâu. "