005.
Tôi chỉ có dịp tới thăm trường cũ của anh đúng một lần, là trường Đại
học Paris VI. Anh đưa tôi tới phòng máy tính nơi anh thường học tập, chỉ
cần ngẩng đầu lên là có thể nhìn thấy toàn cảnh Nhà thờ Đức Bà Paris. Hồi
tưởng lại những ký ức trong suốt hai năm học tập tại Đại học Paris VI, Mr.
Bu nói nó giống như việc học ôn để thi lại đại học lần thứ hai vậy.
Một trong những trường đào tạo về khoa học tự nhiên hàng đầu thế giới,
nhưng tỷ lệ tốt nghiệp được chỉ có 15%, những áp lực mà ngôi trường này
tạo ra cho Mr. Bu vượt xa tưởng tượng của tôi rất nhiều. Sinh viên trong
phòng MIR
(*)
, người nào người nấy đều phải thức đêm, cuộc sống du học
sinh cô độc, khiến Mr. Bu một dạo còn mắc chứng biếng ăn.
(*) Phòng MIR (Multimedia Instruction Room): phòng học đa phương tiện, được trang bị rất
nhiều trang thiết bị hiện đại phục vụ cho việc học tập của sinh viên.
“Em có biết vì sao anh phải tới Cổ Lãng Tự để tận hưởng thời gian Gap
Year
(*)
không? Bởi vì khi đó sức khỏe của anh gần như báo động đỏ, cần
phải nghỉ ngơi tĩnh dưỡng một năm.”
(*) Gap Year là thời gian “xả hơi” của học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông, chuẩn bị lên đại
học hoặc của các sinh viên đã tốt nghiệp và chuẩn bị học lên cao học, thường kéo dài khoảng một
năm. Trong thời gian này, học sinh, sinh viên có thể dành thời gian trau dồi bản thân hoặc đi học
thêm những khóa đào tạo ngắn hạn. Mô hình này rất phổ biến ở các nước phương Tây như Anh, Mỹ,
Úc, Canada…
Chúng tôi đứng hóng gió đêm trên sân thượng của toàn nhà cao nhất nằm
trong trung tâm Paris, khuôn viên Jussieu tại Tour Zamansky, cùng thưởng
thức cảnh đêm hoa lệ của Paris. Anh nói, “Khi đó anh vẫn cho rằng bản
thân không thuộc về thành phố này”.