phương Tây, nhằm ngăn chặn làn sóng Bolshevik lan tràn ở châu Âu, đã bị
phá sản thảm hại.
Một năm sau, năm 1919, Allen Dulles được cử làm bí thư thứ nhất đại
sứ quán Hoa Kỳ ở Đức. Tại đây, trong ngôi nhà số 7, đại lộ Wilhelm, Allen
Dulles đã tiếp xúc trực tiếp với những kẻ coi nhiệm vụ chủ yếu của mình là
đối phó với chủ nghĩa Bolshevik ở châu Âu. Chính tại đây, Allen Dulles đã
giới thiệu Dressel, đại diện lâm thời Hoa Kỳ tại Đức, với tướng Hoffmann,
kẻ vạch kế hoạch đầu tiên cho quân Đức tấn công Kremlin.
Bấy giờ Hoffmann đã nói với Dulles và Dressel: “Suốt đời tôi, tôi chỉ
tiếc một điều. Tôi tiếc rằng trong thời kỳ Brest-Litovsk, tôi đã không xé bỏ
hiệp ước và không tiến quân sang Moskva. Hồi ấy, tôi có thể dễ dàng làm
việc đó”.
Chính dạo đó và chính Hoffmann trong lúc trò chuyện với Dulles đã
khôn khéo biện hộ cho cái học thuyết về sau được gọi là thuyết “Drang
nach Osten”
.
Tiếng Đức, có nghĩa “tiến sang phía Đông”.
Ở Berlin về, Allen Dulles tới làm việc hai năm ở Constantinople, thủ
đô của một nước nằm ngay bên cạnh nước Nga Soviet, thủ đô của một
nước vừa là chiếc chìa khóa mở cửa tới Biển Đen và Địa Trung Hải, vừa là
đầu cầu trên con đường dẫn đến các nguồn dự trữ dầu lửa của thế giới.
Từ nơi ấy, Allen Dulles trở về Washington. Hắn trở thành Vụ trưởng
Vụ Cận Đông ở Bộ Ngoại giao. Cận Đông là một trong những điểm nóng
nhất trên thế giới lúc bấy giờ. Cận Đông, đó là dầu lửa, là nguồn nuôi
dưỡng chiến tranh. Bọn trùm tư bản công nghiệp Mỹ trong ngành dầu lửa
hồi ấy rất lo sợ trước những thắng lợi to lớn của lối cạnh tranh Anh quốc
trên thị trường thế giới.
Chính dạo đó Betford, giám đốc công ty “Standard Oil of New Jersey”
đã tuyên bố: “Đối với Hoa Kỳ lúc này, điều quan trọng là phải thi hành
chính sách xâm lược”.