MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 250

chiến đã từ mấy chục năm với dung nhan của đổ vỡ, chia lìa, với từng ngón
hoài nghi đang len lách phá hoại, huỷ diệt nếp suy tư, đạo hạnh ở mỗi con
người, chẳng hề làm thi sĩ bận tâm. Nếu có một dòng thơ nào phải nhắc đến
chiến tranh, Nguyên Sa cố cho nó lướt nhanh và mờ đi ở giữa những hình
ảnh và ý nghĩ dạt dào nóng bỏng môi hôn. Nguyên Sa đã sống ngoài cuộc
sống và đặt thi ca vào vị trí đúng của nó trong môi trường vĩnh cửu.

“Cả mái tóc đã thành rừng lo ngại
Mỗi chân tơ có mong nhớ xanh um
Khi môi anh nặng trĩu trái thơm ngon
Khi em đến mang theo dòng nhựa ngọt
Huyết quản thành sông chảy linh hồn lá biếc
Cánh tay là cầu mang thương mến qua sông
Anh nghe thơ thức dậy tuổi mười lăm
Anh nghe em bước vào thơ xán lạn…”
(“Kỳ diệu”)

Ngôn ngữ tình yêu trong thơ Nguyên Sa chẳng riêng có những Kiều những
Thu, những Loan, những Đam đã cho thi sĩ trời xanh và những nụ cười
“thơm mùi tội lỗi”, ngôn ngữ ấy cũng chẳng phải để làm vui cho một “giải
trí phường”
mà đích thực “để dâng người lấy nửa dòng nước ngọt” cũng
như thi sĩ “đến đây không ai mời, đi cũng đừng ai giữ, nếu có tạc tượng
bằng đá trắng, đồng đen, cũng đừng bày ở sân trường đại học, đừng bày ở
Công trường, xin nhớ để giùm ở một góc Công viên. Để những đêm khuya
(rất khuya) thi sĩ có thể nhìn mặt trăng soi gương và ngắm những người
yêu nhau tình tự”.

*
Tính đến hôm nay, thi phẩm của Nguyên Sa đóng góp với nền văn học
nghệ thuật chỉ có mấy chục bài thơ mang tựa đề chung THƠ NGUYÊN
SA. Đứng về số lượng, thành thực mà nói chưa nhiều, nhưng trong 10 năm
qua nó đã tạo nên ảnh hưởng lớn lao đối với những người làm thơ và yêu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.