thân hình vạm vỡ tình yêu?” rồi tiếng nói vụt tắt, rồi xiềng xích áo cơm,
danh vọng, bổn phận xiết lấy thân phận và chỉ có bóng đêm chứng kiến sự
nổi loạn của tâm hồn cô độc trong nỗi nghẹn ngào chờ đợi bình minh.
Nguồn cảm hứng trong thơ Nguyên Sa như dòng sông lớn chảy phăng
phăng ra biển cả, bỏ mặc hai bên những bến bờ nhân thế. Nhưng “nỗi niềm
của một kiếp người đã nhiều tháng ngày ngồi trong ngõ tối, để suốt cả đời
chờ đợi tin yêu” để nhìn “hy vọng bay theo từng hy vọng” đã làm Nguyên
Sa vụt nghĩ đến cái chết. Cái chết mà Dante, thi hào Ý Đại Lợi ở đầu thế kỷ
XIV thét lên – “Tôi không hiểu tại sao, sự chết đối với một số đông lại có
nghĩa là bại trận!”. Nguyên Sa không có cái can đảm của Dante, nên khi
nói về cái chết vẫn hình dung đến sự ghê gớm, lạnh lẽo với tiếc thương
“trên ấy”.
“Anh cúi mặt hôn lên lòng đất
Sáng ngày mai giường ngủ lạnh côn trùng
Mười ngón tay sờ soạng giữa hư không
Đôi mắt đã trũng sâu buồn ảo ảnh.
Ở trên ấy mây mùa thu có lạnh
Anh nhìn lên mái cỏ kín chân trời
Em có ngồi mà nghe gió thu phai
Và em có thắp hương bằng mắt sáng?
Lúc ra đi hai chân anh đằng trước
Mắt đi sau còn vướng vất cuộc đời
Hai mươi năm, buồn ở đấy, trên vai
Thân thể nặng đóng đinh bằng tội lỗi
..............................
Những bài thơ anh đã viết trên môi
Lửa trái đất sẽ nung thành ảo ảnh…”
(“Lúc chết”)
Trong thơ Nguyên Sa người đọc ít tìm thấy sự bi thảm quá đỗi. Nỗi đau của
Nguyên Sa đã biến thành cái đẹp, do đó, chả cứ gì cái chết mà ngay cả cuộc