MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 247

Tôi đưa người hay tôi đưa tôi?...”
(“Tiễn biệt”)

Nguyên Sa vào đối với bản tình ca trên môi, với lời chào trong mắt, với
bước chân quấn quít. Nguyên Sa sợ thời gian, sợ tan biến, sợ hư không, do
đó, mỗi lời nói trao duyên, mỗi lần tình tự, người đọc nhận thấy sự vội
vàng, sự níu kéo xen vào nỗi buồn rờn rợn như sắp đánh mất hay bị cướp đi
sự quý báu thiêng liêng tưởng như đã thuộc-riêng-mình. Thơ Nguyên Sa
hiện diện giữa cuộc đời với sự mong manh đó. Người đọc nhìn nó trong
suốt như nhìn qua tấm pha lê có chạm trổ những hình nét tuyệt luân, nhưng
chỉ một vô ý cỏn con tấm pha lê đó sẽ biến thành những mảnh thuỷ tinh nát
vụn. Làm thơ không phải là công việc của riêng cá nhân hay của một thời
đại nào nhất định. Sự hiện diện của thi ca, hàng loạt con người bất cứ ở
đâu, bất cứ thời đại nào đều phải nhận rằng, năng khiếu thi ca không chỉ
định một hiếm hoi hay để tán tụng một bài thơ diễm tuyệt. Tiếng nói của thi
ca tuy không làm chủ được định mệnh nhưng nó có mặt để trình bày một
giá trị, một lời an ủi dịu dàng làm nguôi ngoai đau khổ. Vì biết rõ giá trị
tương đối của Thi ca đứng trước thực tế, trong phạm trù nhân sinh nên
Nguyên Sa dùng nó để giải toả ẩn ức, giải toả mặc cảm mà mỗi con người
phải cúi đầu vâng theo định luật thiên nhiên.
Nguyên Sa đã nhìn thấy “sa mạc hoang vu chạy suốt linh hồn” nghĩa là thi
sĩ đã chấp nhận. Sự chấp nhận đây không phải là đầu hàng mà đích thực để
hành động, để tránh né cái “không-thể-tránh” mong để lại những chứng tích
thực thể trước cái yếu đuối của con người với ngàn vạn thất vọng, bi
thương.
Vì quá yêu sự sống nên Nguyên Sa luôn luôn đẩy về phía trước những hy
vọng:

“Tôi sẽ sang thăm em
Để những mái tóc màu củi chưa đun
Màu gỗ chưa ai ghép làm thuyền
Lùa vào nhau nhóm lửa…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.