MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 245

trước một bi thảm...”. (Goethe et la littérature Universelle, Protil, n

o

1)

Người làm thơ cũng phải gỡ ra khỏi hồn mình những chất liệu để cấu tạo
nghệ thuật. Nguyên Sa bóc năm tháng của cuộc sống riêng tư để ca tụng
tình yêu, để trải tâm sự qua từng niềm thương, nỗi nhớ, qua từng giọt sữa
yêu đương cũng như nỗi buồn mật đắng:

“Em đứng lẩn bên góc hè phố vắng
Như loài hoa hoang dại trong rừng sâu
Màu da tơ bóng tối ngả u sầu
Đôi mắt đẹp từng cánh sao tắt lịm
Em đứng đợi một người không hẹn đến
Bán cho người tất cả những niềm vui
… Đêm gần tàn em ơi người gái đĩ
Đợi trong khuya bến vắng ngủ say rồi
Nhìn ánh đèn vương lại cửa nhà ai
Rồi kéo vội khăn quàng trên vai lạnh…”
("Đợi khách")

Tình yêu đối với Nguyên Sa đẹp như một nàng công chúa mới lên ngôi,
nhưng có lúc nó biến thành tình thương khi Nguyên Sa bắt gặp cuộc đời có
mặt với những giận hờn, ti tiện, bon chen, đố kỵ do những ước lệ xã hội tạo
nên… Nói cho đúng, Nguyên Sa là một thi sĩ gặp nhiều may mắn ở cuộc
đời cũng như ở nghệ thuật. Sự cúi xuống tình thương chỉ do từ tâm – một
ngoại lệ. Vì đó, niềm xót xa mà Nguyên Sa diễn đạt bằng ngôn ngữ thi ca
chỉ mang giá trị tương đối. Người đọc chỉ cảm thấy hay chứ không xúc
động, vì Nguyên Sa đã biến đổi nó thành vóc dáng khác, ở đó, cái “nhìn”
và cái “nhận” không còn nằm ở vị trí “khách thể” nữa. Nhưng có điều mọi
người chắc chắn đều nhận ra, những nỗi buồn thảm và tối tăm của sự vật
cũng như cuộc sống thường gặp lại ở những bài thơ hay
, do đó, sự nghiêng
xuống khổ đau đối với thi nhân chỉ được xem như thường tình.
Chính vì chất thơ của Nguyên Sa không nằm ngoài vị trí tình yêu nên ngôn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.