MƯỜI KHUÔN MẶT VĂN NGHỆ - Trang 246

ngữ tình ái trong thơ Nguyên Sa được sử dụng với tất cả tài hoa của một
tâm hồn phóng khoáng muốn dùng khả năng hữu hạn của ngôn ngữ để vẽ
chân dung tình yêu với tất cả cảm xúc lúc nào cũng tràn dâng làm ngập lụt
linh hồn:

“Không có anh lấy ai đưa em đi học về
Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học
Ai lau mắt cho em ngồi khóc
Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa
Những lúc em cười trong đêm khuya
Lấy ai nhìn những đường răng em trắng
Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh
Lúc sương mờ ai thở để sương tan
Ai cầm tay cho đỏ má hồng em
Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc…”
("Cần thiết")

Đoạn thơ trên, Nguyên Sa đi rất gần Tế Hanh tác giả thi phẩm Hoa niên
thời tiền chiến. Tuổi trẻ nào chả vậy, bước chân thứ nhất vào đời qua
ngưỡng cửa nhớ mong, sầu mộng, qua “trời hải đảo”, “tóc bồng bềnh” với
“lá gió trăm cây” với “mây trắng lênh đênh” để “lời ngỏ ý sẽ là kinh cầu
nguyện”.
Nhưng Nguyên Sa, một thi sĩ đã hiểu thấu đáo về luật thời gian,
đã hiểu rõ thân phận mình và kẻ khác, chẳng phải do Triết học hay Khoa
học mà chính nỗi ưu tư, phiền muộn do chính thực tế trao gửi. Chiếc bong
bóng tình yêu của thi sĩ thả lên trời cao để mặc cho gió đẩy đưa, mặc cho
giông gió huỷ hoại trong nỗi bàng hoàng của biệt ly, của thất bại:

“Người về đêm nay hay đêm mai
Người sắp đi chưa hay đã đi rồi
Muôn vị hành tinh rung nhè nhẹ
Hay ly rượu tàn run trên môi…
Tôi muốn hỏi thầm người rất nhẹ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.