vào một bình trà lớn bằng thép không gỉ, rồi cho thêm ít mì ăn liền cùng với
xúc xích, như thế là đã có một nồi mì ngon lành và khác lạ. Bên dưới bình
trà chúng đốt cây nến, rồi lấy mấy lon nước đã hết làm “ông đầu rau', một
lát sau “nước lẩu” đã sôi, ba học sinh ngồi quây lại ăn uống vui vẻ.
Trong kí túc không cho phép sử dụng bếp cồn, bếp điện từ, nhưng sự “sáng
tạo” của các học sinh luôn những điều bất ngờ rất lớn, hoàn toàn có thế nói
rằng dù không bếp không bát, chúng cũng có thể mở đại tiệc cung đình
trong kí túc được. Hỡi những người anh em cùng ăn chung “chậu mì tôm"
năm ấy, nay mỗi người một nơi, các anh em giờ sống ra sao?
Chúng ta không ngừng lật giờ những trang kí ức, nhưng sẽ chẳng bao giờ
có thể tìm lại được những kí ức ngày ấy.
Sau khi ăn xong, Trinh Bối Dương thu dọn bát đũa, đang định thối tắt nến
thì Lạc Lạc này ra một ý tưởng lập đi, cậu ta muốn “xì hơi dập lửa". Lạc
Lạc tụt quần, nằm xuống giường, chống mông ra ngoài, Trinh Bối Dương
cầm cây nến để gần vào “nguồn gió". Trần Thương Hải đứng bên cạnh đưa
tay bịt miệng, cố nhịn cười. Lạc Lạc rặn một lúc, cuối cùng cũng “nổ" một
quả “bom khí” rất lớn, tiếng nổ vừa vang lên, một quá cầu lửa lớn bùng
cháy giữa phòng.
Có một điều chú ý tưởng chừng vô lí nhưng lại rất quan trọng “Đứng xa
nguồn lửa khi... xì hơi!", do đó trò nghịch dại “xì hơi dập lửa" vô cùng nguy
hiểm.
Thành phần chính trong “hơi" là Metan (CH4) , một loại khí dễ cháy, thậm
chí có thể gây nổ. Đây thực sự là một lời cảnh báo không thể xem nhẹ. Trên
thế giới từng xảy ra vụ việc, trong một ca phẫu thuật đường ruột, dao phẫu
thuật bằng điện chẳng may bị đoản mạch gây ra tia lửa điện, gặp phải khi rò
rỉ từ trong đường ruột đã gây nổ tung một đoạn ruột của bệnh nhân. Cục
Hàng không vũ trụ Mĩ đã bỏ ra một khoản tiền lớn, thiết lập chương trình
nghiên cứu toàn diện về “hơi", với mục đích giải quyết vấn đề “xì hơi” của
các nhân viên hàng không vũ trụ.