một bức tường, không chỉ có cùng một sân vận động, mà còn có chung cả
nhà ăn. Trường trung cấp dạy nghề mới mở chuyên ngành nấu ăn, ” tác
phẩm” thực tập của những học sinh chuyên ngành này trở thành các món
trong nhà ăn dành cho học sinh, nhà trường cho rằng như thế cho đỡ lãng
phí, tận dụng mọi thứ có thể dùng.
Đánh giá Chung của các học sinh đối với những món ăn của nhà ăn là:
“Nuốt không trôi!"
Chắc chắn đánh giá này sẽ nhận được sự đồng tình của đại đa số các học
sinh trên toàn Trung Quốc.
Món khoai tây nạo có sợi mỏng như to, có sợi thì to như ngón tay cái, đó là
“tác phẩm” của việc các học sinh khác nhau sử dụng các loại dao khác nhau
để gia công.
Trong một đĩa ớt ngọt xào thịt có đủ các vị chua cay mặn ngọt, đó là món
“nộm” trộn lại bằng những đĩa xào của nhiều học sinh khác nhau, thay vì bỏ
chung vào thùng rác, chỉ bằng “đổ" vào bụng các học sinh.
Việc gắp phải vải sợi tóc hay một hai sợi sắt cọ nồi là điều dễ hiểu, có
những học sinh còn ăn phải cả đinh ốc và tiền xu ấy chứ.
Chàng hot-boy Lý Thông Hạo từng phát động phong trào tương đối lớn, tẩy
chay nhà ăn, cậu lấy chữ kí của hàng trăm học sinh, yêu cầu nhà trường
phải cải thiện các món ăn, không được tiếp tục đưa những món ăn thừa,
món ăn hỏng của học sinh chuyên ngành nấu ăn vào bữa cơm của học sinh
nữa. Mặc dù nhận được sự ủng hộ của rất nhiều học sinh, nhưng phía nhà
trường vẫn không đồng ý, thậm chí Lý Thông Hạo còn bị đưa ra phê bình
trước toàn trường, rồi cuối cùng sự việc cũng lắng xuống.
Chỉ có một lần, nhà trường đối đầu bếp, các món ăn trở nên rẻ và ngon hơn,
đó là lần Phó chủ tịch tỉnh đến thị sát toàn trường.
Có hai bài viết ghi lại cảnh tượng ngày hôm đó một bài được đăng trên báo
chính thống, một bài do các học sinh tự đăng trên QQ của mình. Nội dung