một lọ thủy tinh, rung rung cành lá, hứng lấy chỗ sương sớm ít ỏi, trong lúc
hứng sương, hắn cũng bị chính thứ nước kì diện này làm ướt sũng.
Sau khi gánh xiếc giải thể, Mã Hữu Chai trở về làng quê của mình.
Trong làng có một bà bói chuyên lên đồng, mỗi lần đi ngang cửa nhà bà ta,
Mã Hữu Chai đều phải chửi vài câu mới sướng miệng: Con mụ chết dẫm,
đồ nghèo kiết xác, loại giả thần giả quỷ. Hắn ta còn xúi ba đứa con của
mình đi qua nhà mụ ta phải nhổ bọt cho bõ tức. Trong làng không ai dám
động đến bà bói, vì những người ở đây đều giữ gìn sự tôn kính với thánh
thần.
Một hôm, trời cao nắng đẹp, bà bói đứng tựa cửa cắn hạt hướng dương,
Mã Hữu Chai ngang qua, hỏi: “Sao? Hôm nay không hành tội nữa hả mụ?”
Bà bói nguýt một cái rõ dài, bĩu môi, ngảnh đầu sang một bên, tiếp tục
cắn hướng dương.
Mã Hữu Chai thấy vậy dừng lại, chửi tục một câu: “Con mẹ mày!”
Bà bói “xí” một tiếng, rồi ngảnh cổ sang một bên khác, tiếp tục cắn
hướng dương.
Mã Hữu Chai lộn tiết, xông lại, đẩy bà bói vào trong nhà, đóng cửa lại,
cưỡng bức mụ ta.
Kể từ đó, hai kẻ độc thân dọn về sống cùng nhau, trong trái tim họ ít
nhiều cũng có chút lửa đang nhen nhóm. Bà bói đã góa bụa nhiều năm, Mã
Hữu Chai ham muốn điên cuồng, điều đó đã thúc đẩy nhanh hơn quá trình
hai kẻ cô độc trở thành một gia đình. Bà bói có hai đứa con, Mã Hữu Chai
có ba đứa, năm đứa trẻ cần chăm sóc khiến áp lực cuộc sống tăng lên gấp
bội. Mã Hữu Chai không thể không xách cuốc lên, bắt đầu lại từ đầu công
việc ruộng đồng, những lúc nhàn rỗi hắn cùng bà bói “chấn yêu diệt quỷ,
trừ tà đuổi ma”.
Hắn phải đóng vai đạo sĩ là vì tóc hắn đã mọc dài trở lại.