Lặc tương lai theo quan niệm Tiểu Thừa nên độc giả cần tránh sự đồng nhất
với vị Phật Di Lặc quen thuộc trong văn hóa Phật giáo Việt Nam. (9)
Mahapandit Rahul Sankrityayan (1893–1963) là học giả Ấn Độ. Được xem
là cha đẻ của chủ nghĩa văn học xê dịch Ấn Độ. Ông đã đến rất nhiều vùng
lãnh thổ trong khu vực Nam Á và quanh rặng Himalaya. (10) Karakoram
hay Karakorum, là rặng núi lớn trải qua Pakistan, Ấn Độ (Ladak) và Tân
Cương. Trong bản tiếng Anh và ấn bản cũ của dịch giả Nguyên Phong đều
dùng Karakorum. Song, trong quá trình tìm kiếm và xác nhận tư liệu, First
News phát hiện thêm địa danh Karakorum – cố đô Mông Cổ vào thế kỷ 13.
Vì thế, để tránh nhầm lẫn, chúng tôi dùng Karakoram. (11) Các chorten này
có nguồn gốc từ các stupa của Ấn Độ, tức tháp chứa hài cốt các vị tăng sư.
Các tháp này có thể có dạng một tháp lớn hay nhiều tháp nhỏ. Ở đây có lẽ
tác giả đang nói tới các tháp nhỏ. (12) Danh hiệu chỉ những vị tu khổ hạnh
đã đạt được phép thần thông. (13) Bảo tàng nổi tiếng ở Ấn Độ, nơi lưu trữ
nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo. (14) Một trong hai khu vực tranh chấp
biên giới chính, ở giữa Ấn Độ và Trung Quốc ngày nay. Có lẽ khu vực này
trước đây cũng từng thuộc tiểu quốc Guge xưa. (15) Sven Anders Hedin
(1865–1952) là nhà thám hiểm người Thụy Điển. Ông đồng thời tự minh
họa trong những tác phẩm kể lại những hành trình của mình. Ông đã có
nhiều khám phá quan trọng về mặt địa chất và địa lý khu vực Trung Á. (16)
Alexandra David–Néel (1868–1969) là một học giả và nhà thám hiểm
người Pháp– Bỉ. Bà nổi tiếng với những hành trình khám phá thế giới của
mình, trong đó có chuyến đi đến Tây Tạng năm 1924, khi vùng đất này vẫn
là vùng cấm với nhiều người nước ngoài. Cuốn “Huyền thuật và các đạo sĩ
Tây Tạng” của bà cũng là một trong những cuốn sách được tác giả Nguyên
Phong dịch sang tiếng Việt. (17) Đây là một ngọn núi thuộc rặng
Transhimalaya – dài 1.600 km và chạy song song theo suốt chiều dài rặng
Himalaya chính. Nó ở gần nơi bắt đầu của nhiều con sông lớn ở châu Á.
(18) Ngày nay là vùng Sikkim của Ấn Độ, nằm ở mặt nam của Tây Tạng.
Hành trình của tác giả cho đến lúc này đúng là theo dọc hệ thống rặng
Tuyết Sơn. (19) Tức hư không không có biên giới, là một cấp độ trong khái
niệm định của tu hành bậc cao, lấy yếu tố không trong sáu đại định là địa,