MUÔN KIẾP NHÂN SINH - TẬP 3 - Trang 18

thức. Điều này có thể ví như ánh sáng thay thế bóng tối và đó chính
là sự giác ngộ.

Thomas ngưng lại như để cho tôi suy nghĩ thêm rồi giải thích:

- Trong quá trình tu tập, người thực hành phương pháp tĩnh tâm còn
phải biết vượt qua những tấm màn vô minh mới sử dụng được các
giác quan tinh thần. Khi tập trung tâm thức quán chiếu vào bên
trong, người thực hành sẽ gặp phải những chướng ngại rất lớn bởi
sự khơi dậy của các hạt giống nằm sâu trong tàng thức, trong thiền
tập, đây gọi là "ma cảnh".

Ông Kris cho biết có năm loại ma cảnh tương ứng với năm yếu tố
cấu tạo thân xác: sắc, thọ, tưởng, hành thức. Người tu thiền khi
đạt đến mức tập trung tư tưởng, kiềm chế được vọng tưởng, tiến
sâu vào tâm thức thì các hạt giống nằm sâu trong đó sẽ phát động,
hiện ra những điều lạ lùng khiến người tu tập dễ sa ngã. Nếu đó là
những hình ảnh hay màu sắc thì đó là ma cảnh hay ảo giác của sắc
(form). Nếu đó là những cảm giác vui buồn, hoan lạc sung sướng thì
đó là ma cảnh hay ảo giác của thọ (feeling). Nếu đó là những khả
năng như thấy được quá khứ, nhìn được tương lai, bay trên không
trung thì đó là ma cảnh hay ảo giác của tưởng (thinking). Nếu đó là
những nhận xét về sự biến chuyển sinh và diệt, đến và đi, thấy mọi
vật hoạt động ra sao, thì đó là ma cảnh hay ảo giác thuộc về hành
(mental formation). Nếu nhận thức mọi vật rõ rệt, việc gì cũng biết,
trí óc tự nhiên thông minh sáng suốt rồi thì nghĩ rằng mình đã thành
công, đã trở thành một "đấng" nào đó hay "thần linh" thì đó là ma
cảnh hay ảo giác thuộc về thức (conciousness).

Tôi hỏi ngay:

- Nếu thế, trường hợp hồi tưởng kiếp sống quá khứ của ông có phải
là ma cảnh không?

Thomas mỉm cười trả lời:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.