gây sửng sốt cho công chúng văn học khi dẫn dắt thành công một câu
chuyện có kết thúc không có hậu bằng vẻ hóm hỉnh duyên dáng, bằng giọng
điệu trong trẻo mà vô cùng chín chắn. Sally Nicholls đã xuất sắc vượt qua
8 ứng viên trong danh sách 9 tác phẩm được đề cử và nhận giải
Waterstone’s Children’s Book Prize năm 2008 vào ngày 13 tháng 2 vừa
qua.
Được khởi xướng từ năm 2005, Waterstone’s Children’s Book Prize là giải
thưởng nhằm phát hiện và khích lệ các cây bút trẻ giàu triển vọng viết về
đề tài thiếu nhi, và là một trong những giải thưởng văn học uy tín và danh
giá nhất nước Anh hiện nay.
Mở ra cuộc thi mà các ứng viên được chọn là người có tối đa 3 tiểu thuyết
viết cho thiếu nhi, đây là cuộc tranh tài duy nhất mà hội đồng giám khảo
bao gồm các nhà xuất bản, nhà phát hành và bạn đọc, cùng tiến cử các tác
phẩm cho hội đồng giám khảo. Muốn sống và Sally Nicholls đã nhanh
chóng nhận được cảm tình của hội đồng giám khảo bằng số phiếu ủng hộ
tuyệt đối và rất nhiều lời ngợi khen:
“Đây là một tác phẩm đạt độ chín muồi đối với một cây bút trẻ như thế.
Viết về căn bệnh nan y của một cậu bé ở thời kỳ cuối thực sự là thách thức
cho bất cứ nhà văn nào, chứ không chỉ cho người mới làm quen với việc
sáng tác. Nhưng Sally Nicholls đã hoàn thành quyển tiểu thuyết này một
cách xuất sắc. Cô đã giới thiệu một câu chuyện thực sự gây xúc động cũng
như đem đến nhiều thú vị cho độc giả. Sam Mc Queen là một sáng tạo tuyệt
vời, và tôi không sao diễn tả hết nỗi thương cảm hòa lẫn niềm hân hoan khi
tôi đọc truyện. Tác phẩm này xứng đáng trở thành sách kinh điển cho thiếu
nhi, các chủ đề và thông điệp của nó sẽ truyền cảm hứng đến nhiều thế
hệ.”(Sarah Clarke, người phụ trách Waterstone’s Children’s Books Buyer)
...”Rất dễ hiểu tại sao Muốn sống lại dễ dàng chinh phục hội đồng giám
khảo Waterstone đến thế(...). Tác phẩm của Sally Nicholls hoàn toàn không
mang giọng điệu sướt mướt hoặc những chi tiết gây bi lụy,vì thế người đọc