49. LƯU BỊ
MƯU NHÂN HOÀ,
TRANH HÁN ĐỈNH
Lưu Bị tự là Huyền Đức, người huyện Trác, quận Trác thời Đông Hán
(huyện Trác tỉnh Hà Bắc ngày nay), sinh năm thứ 7 Hoàn Đế Diên Hi (năm
161) mất năm thứ 3 Thục Hán Chương Vũ (năm 223), thọ 63 tuổi, là hoàng
đế khai quốc của Thục Hán thời Tam Quốc.
Lưu Bị vốn là con cháu đời sau của Tịnh Vương Lưu Thắng Trung Sơn
Tây Hán. Thời niên thiếu mồ côi cha, cảnh nhà nghèo túng, cùng với mẹ
dựa vào việc bán giày và đan chiếu để sống. Lưu Bị được gọi là một bậc kỳ
tài trong các nhân vật thời Tam Quốc, ông không được làm quan trong triều
đình sớm như Tào Tháo để có mối quan hệ gia đình và xã hội có thể nương
dựa được, cũng không giống như Tôn Quyền, có thể dựa vào cơ nghiệp của
cha anh.
Lưu Bị là người “khởi tự nông dân áo vải” thực sự, “con cháu vua quý
tộc nhà Hán” chẳng qua chỉ là hư danh mà thôi.
Ông bắt đầu phấn đấu từ một thất phu, trải qua biết bao gian nan trắc trở,
dần dần vươn lên từng bước trong sự nhiễu nhương của cuối đời Hán, trở
thành đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Tào Tháo, để rồi cuối cùng đứng vào
thế chân vạc ở Thục Trung. Nguyên nhân có thể khiến ông thành công chủ
yếu là ở chỗ ông biết kiên nhẫn bất khuất, có mưu trí vượt người.
VẤP VÁP KHÔNG SỜN LÒNG,
THẤT BẠI KHÔNG NAO NÚNG
Lưu Bị tuy xuất thân nghèo túng, thế nhưng đối với cục diện triều chính
hủ bại, tai họa liên miên, chính cuộc bất ổn của thời đó, ông đã rất có ý chí
tế thế, xoay chuyển càn khôn. Vào năm nguyên niên Hán Linh Đế Trung
Bình (năm 184) đã bùng nổ cuộc khởi nghĩa lớn của Đảng Hoàng Cân