MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 29

Trữ nhìn thấy thời cơ đã tới, xông lên giết chết Ý; tiêu diệt nước Quá. Tiếp
theo đó nước Hữu Cùng đã bị diệt vong. Bá Mi cùng các di tộc Hạ Hậu thị,
ủng hộ lập Thiếu Khang kế vị ngôi vua nhà Hạ. Chư hầu, phương bá các
nơi nghe nói Thiếu Khang đã về tới Hạ Đô, khôi phục được nghiệp tích
triều Hạ đều hăng hái tới triều chúc tụng.

Sau khi Thiếu Khang xây dựng vương triều nhà Hạ, đã chứng tỏ một

cách đầy đủ tài năng chính trị của mình trên mặt thống lĩnh, chế ngự và cai
trị đất nước. Về mặt này, chính do từ nhỏ ông đã sống cuộc sống phiêu bạt,
làm qua việc chăn nuôi, nấu bếp, được dịp tiếp xúc với bình dân và nô lệ,
hiểu biết được nỗi khổ sở của họ. Ông trở lại làm vua nhà Hạ, cũng giành
được sự giúp đỡ và ủng hộ đắc lực của nhân dân. Về mặt khác, từ trong bài
học của Thái Khang, Trọng Khang, ông biết sâu sắc rằng, muốn củng cố
địa vị thống trị thì cần phải có sự ủng hộ của nhân dân, muốn được nhân
dân ủng hộ vương triều nhà Hạ thì cần phải quan tâm tới sản xuất và đời
sống của nhân dân, không thể “du chơi vô độ” như Thái Khang được. Sau
khi khôi phục ngôi vua, ông lại bắt đầu dùng Tắc quan quản lý nông
nghiệp, ủy nhiệm cho Thương Hậu Minh là Thủy chính chuyên trị thủy hại.
Nền sản xuất xã hội đã có sự phát triển tương đối nhanh, nền thống trị của
vương triều đã được củng cố. Căn cứ vào truyền thuyết, Thiếu Khang ở
ngôi được hai mươi mốt năm, sau khi mất, con trai là Lý Trữ kế vị. Lịch sử
truyền lại rằng Trữ tuy còn trẻ nhưng Trữ có thể kế thừa sự nghiệp của nhà
Hạ, không những củng cố được nền thống trị của vương triều nhà Hạ mà
còn chinh phục lại từ đầu các bộ lạc ở Đông Di. Đoạn lịch sử này chính là
thời kỳ “Thiếu Khang trung hưng” nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.