MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 388

Một là chế độ chiếm ruộng và thuế ruộng, đem chế độ chiếm ruộng và

chế độ thuế má kết hợp lại với nhau. Chế độ chiếm ruộng quy định những
người nông dân nam có thể chiếm tới 70 mẫu ruộng, nữ có thể chiếm tới 30
mẫu. Chế độ thuế ruộng (nhà nước trưng thu tô thuế) quy định: Đinh nam
50 mẫu (mỗi mẫu giao tô lương 8 thăng). Đinh nữ 20 mẫu. Thứ đinh nam
25 mẫu, thứ đinh nữ và dân tộc thiểu số ở nơi xa xôi hẻo lánh không phải
thu thuế ruộng. Hai là chế độ hộ điều, tức là chế độ thu thuế theo hộ, quy
định lấy hộ làm đơn vị, chủ hộ là đinh nam mỗi năm giao nộp ba tấm lụa,
ba cân bông. Chủ hộ là đinh nữ hoặc thứ đinh nam giảm giao nộp một nửa.
Những quận ở biên cương giao nộp hai phần ba, người đi xa nộp một phần
ba. Các dân tộc thiểu số, gần giao một tấm, xa giao một nửa tấm. Ba là chế
độ phẩm quan chiếm ruộng cho khách nương náu, có dụng ý là cho các quý
tộc quan liêu được chiếm đặc quyền kinh tế, lại tăng cường hạn chế đối với
việc chiếm ruộng và các nhân khẩu nô dịch. Cụ thể quy định là: Quan chia
làm chín loại mỗi loại chiếm ruộng khác nhau. Đệ nhất phẩm có thể chiếm
tới 50 khoảnh ruộng, đệ nhị phẩm chiếm 45 khoảnh, đệ tam phẩm chiếm 40
khoảnh, đệ tứ phẩm 35 khoảnh, đệ ngũ phẩm 30 khoảnh, đệ lục phẩm 25
khoảnh, đệ thất phẩm 20 khoảnh, đệ bát phẩm 15 khoảnh, đệ cửu phẩm 10
khoảnh. Các quan lại quý tộc cứ theo phẩm cấp cao thấp mà che chở cho
con cháu thân thuộc, người nhiều có thể che chở tới chín họ, người ít có thể
che chở tới ba họ. Những thân thuộc được che chở (tập ấm) được miễn nộp
tô ruộng, miễn phục lao dịch. Các quan lại quý tộc còn có thể che chở quần
áo cho thực khách và tá điền. Người được che chở được coi là nhân khẩu
trong tư gia quan lại và quý tộc không phải lao dịch. Loại “Hộ điều tam
thức” mà Tư Mã Viêm ban hành đã xác định người nông dân tự canh có
một mảnh ruộng nhỏ đế ổn định sản xuất, hơn thế còn tăng thêm được thu
nhập thuế ruộng, thuế hộ cho nhà nước, trên một mức độ nhất định đã hạn
chế được bọn sĩ tộc cường hào chiếm đoạt ruộng đất và bắt nông dân lao
dịch bừa bãi. Tư Mã Viêm nhiều lần ban chiếu lệnh cho các quận huyện
cần phải “hết sức tận thu địa lợi”, “trong đất liền phải bỏ ngọn trở về gốc,
hết sức chú trọng nghề nông”. Những pháp lệnh chính sách kinh tế của ông
đã thu được những hiệu quả đáng kể, kinh tế xã hội được phát triển, đã xuất

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.