MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 415

sau. Khi quân Tần lui về phía sau, Tạ Huyền lại nắm vững thời cơ, nhanh
chóng vượt qua sông Phì Thủy, đánh mạnh vào quân Tần, giành được thắng
lợi trong cuộc đại chiến Phì Thủy, đã sáng tạo ra một ví dụ điển hình lấy ít
thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh trong lịch sử chiến tranh thời cổ đại Trung
Quốc.

Khi tin thắng lợi báo tới chỗ Tạ An, Tạ An đang ngồi uống rượu chơi cờ

với khách. Sau khi Tạ An xem xong, vô tình vứt tờ báo ở trên giường “mặt
không biến sắc, vẫn lại chơi cờ như thường”. Người khách hỏi vì sao, ông
chậm rãi nói: “Trẻ con cũng phá được giặc!”. Ông khách đứng dậy chúc
mừng Tạ An vẫn không thay đổi sắc mặt, mời khách chơi nốt cuộc cờ. Chờ
tới lúc cờ xong khách đi, ông mới trở về phòng. Do trong lòng vô cùng vui
sướng, khi bước vào trong phòng bởi bước vào cửa quá vội, đầu chiếc guốc
đã bị gẫy. Đủ thấy được tình cảm xúc động của ông đạt tới trình độ nào.
Sau đại chiến Phì Thủy, ông lấy công lao tổng thống vào bái kiến Thái Bảo.

Tạ An thừa lúc quân Tần bị thất bại, ông dâng sớ cầu xin tự dẫn quân

đánh lên Bắc, rồi sai các tướng như Tạ Huyền v.v... xuất kích đã thu phục
lại được sáu châu Từ, Duyện, Thanh, Tư, Dự, Lương, rồi tiến quân vào đất
Nghiệp là danh đô của Hà Bắc. Đây là một lần mở rộng đất chiến thắng lớn
nhất kể từ ngày xây dựng lên nhà Đông Tấn.

Công danh của Tạ An đã thịnh, một số bọn cơ hội luồn lọt liền bắt đầu

phỉ báng ông, sự hòa thuận nội bộ lại bắt đầu bị phá hoại. Tấn Hiếu Vũ Đế
suốt ngày say rượu hôn mê. Hiếu Vũ Đế trọng dụng Cối Kê Vương Tư Mã
Đạo Tử là người em cùng mẹ. Tư Mã Đạo Tử cũng là một người vô cùng
chuyên quyền, hơn thế còn tin dùng một lũ tiểu nhân gian nịnh, chúng hợp
sức bài xích Tạ An. Trong tình hình này, Tạ An xuất quân trấn giữ Bộ Khâu
Quảng Lăng (phía Đông Bắc thành phố Dương Châu tỉnh Giang Tô ngày
nay), xây dựng thành mới để né tránh. Tạ An bản tính thích rong chơi núi
non sông nước, ham chuộng âm nhạc, trong tình trạng bị bài xích trên mặt
chính trị, ông bèn đi du sơn vãn thủy lấy thư cầm làm bạn. Bởi những năm
cuối đời sống hào hoa xa xỉ lại bị người đương thời mỉa mai chế giễu, tới
năm thứ 10 Thái Nguyên (năm 385), ông bị ốm rồi chết, thọ 66 tuổi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.