MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 435

Ông không những coi trọng nông nghiệp, còn ra sức phát triển công

thương nghiệp, tích cực thông thương với bốn phương, không hạn chế đối
với thương nhân từ nơi xa tới. Phương châm “thông quan thị, lai viễn
phương” này đã khiến cho nền kinh tế Tiền Tần phát triển thêm một bước,
đồng thời cũng đã tăng cường sự mua bán thông thương và hợp tác của các
dân tộc. Trong vấn đề dân tộc, ông ra sức cải tổ chính quyền cũ của các dân
tộc thiểu số, cho rằng: “phải chăm sóc lê dân, hòa hợp với Di Địch”, “cùng
là thân hình con đỏ cả”, do đó đã sử dụng thuật “Nhung Ngụy trộn hòa”,
khiến cho quan hệ dân tộc được cải thiện mạnh mẽ, tạo ra hoàn cảnh xã hội
tốt đẹp để phát triển kinh tế. Đối với giai cấp địa chủ Hán tộc, Phù Kiên đã
sử dụng thái độ khoan hồng và tín nhiệm, để cho họ đảm nhiệm các loại
quan chức, sử dụng kỹ thuật canh tác tiên tiến của dân tộc Hán cho nên đã
nhận được sự hợp tác và ủng hộ của giai cấp địa chủ Hán tộc.

Phù Kiên còn xây dựng nền giáo dục, ra sức đề xướng nền văn hóa Hán.

Từ nhỏ Phù Kiên đã được rèn luyện hun đúc bởi những sách kinh điển nho
gia, do đó ông đã không ngừng đẩy mạnh, tôn sùng và đề xướng văn hóa
Trung nguyên để phát triển kinh tế, thực hiện hoài bão thống nhất thiên hạ.
Phù Kiên đã muốn rất nhanh chóng bồi dưỡng ra hàng loạt nhân tài. Ông đã
lấy Hán Vũ Đế, Quang Vũ Đế làm tấm gương để xây dựng nên giáo dục.
Năm 357 ông đã xây dựng rộng rãi các cung tu học ở Trường An “triệu tập
học sinh các quận ở trong nước thông thuộc từ một kinh trở lên tới học bổ
sung, các con cháu từ hàng công khanh trở xuống đều được triệu tới thụ
nghiệp. Người nào thông thạo nho học, có tài năng làm việc, thanh liêm
thẳng thắn, hiếu đễ lưu điền đều được khen thưởng. Phù Kiên còn “tới Thái
học viện một tháng ba lần, có khi còn đích thân “kiểm tra học sinh xem
hiểu biết kinh nghĩa nông sâu thế nào”, “tức thì mọi người được khuyến
khích”, nền nho giáo được phong thịnh, nhân tài liên tục xuất hiện. Đối với
văn võ bách quan ở trong triều, đến cả các nô tì ở trong cung đều đòi hỏi họ
phải học nho thông kinh điển. Phàm “các quan hưởng từ trăm thạch trở lên,
không học thông một kinh, tài không thành một nghệ, đều bị bãi chức trở
về làm dân”.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.