MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 457

Sau khi Tiêu Đạo Thành xưng đế, ông cố gắng lập nên chút công lao.

Khi hỏi Lưu Hiến về đường lối chính trị, Lưu Hiến nói:

- Chính trị là ở “Hiếu Kính”, họ Tống sở dĩ bị tiêu diệt, bệ hạ sở dĩ đạt

được đều là do ở chính trị cả. Nếu bệ hạ biết tránh vết xe đã đổ của người
trước, tăng cường thêm sự khoan dung nhân hậu, tuy nguy cũng có thể yên
được. Nếu cứ trượt theo vết xe đã đổ cũ tuy yên mà rồi tất sẽ nguy.

Tiêu Đạo Thành hiểu rất sâu sắc lời nói này. Theo sau đó, ông lại ra lệnh

cho quần thần hiến kế, hiến sách. Có những đại thần thỉnh cầu phế bỏ chế
độ hà khắc của vương triều Lưu Tống; Có những đại thần kiến nghị “tiến
cử vào triều các bậc trí sĩ có tố chất trong sáng; biếm bỏ những kẻ kiêu
ngạo, xa xỉ dâm dật; Có những đại thần đã căn cứ vào bài học thời kỳ Lưu
Tống đã không ngừng phái cử “Đài sứ” (Khâm sai đại thần) tới địa phương
thức tô đòi tiền, mà các “Đài sứ” lại tới tác oai tác quái, chỉ vơ vét hối lộ,
họ đã đề xuất triều đình nên dựa vào các quan lại địa phương thu thuế nộp
lương “bỏ hết các Đài sứ”; Có những đại thần đề xuất phải chế định ra phép
vua để thay đổi tình trạng dân chúng “hầu như không còn đường sống”,
quý tộc “lãng phí xa hoa ở mức độ cao”. Đối với những kiến nghị này, Tiêu
Đạo Thành đều biểu thị tán đồng và ra sức thực thi. Để đấy mạnh những
biện pháp xóa bỏ những tệ nạn chính trị của Lưu Tống, Tiêu Đạo Thành đã
tín nhiệm sử dụng không ít những quan lại đại biểu cho lợi ích của địa chủ
thứ tộc, không trọng dụng các nhân sĩ đại tộc dòng dõi thế gia. Điều này đã
rất có lợi cho công cuộc đẩy mạnh cải cách của ông.

Tiêu Đạo Thành còn bỏ nhiều công sức chỉnh đốn hộ tịch. Từ Tấn, Tống,

đến nay phu phen tạp dịch rất nặng nề, không ít người đã vì trốn tránh phu
phen tạp dịch mà hối lộ quan lại, hoặc đổi làm sĩ tộc “không phải tham dự
tạp dịch”, hoặc giả vờ xưng là tăng ni, hoặc báo bậy là đã chết để không
nhập vào hộ tịch v.v... Do đó khiến cho những dân chúng có hộ tịch thuế
má lao dịch rất nặng nề, còn triều đình thì lại không thu được nhiều tô thuế.
Năm thứ hai Kiến Nguyên (năm 480), Tiêu Đạo Thành hạ lệnh tiến hành và
kiểm tra hộ tịch trong toàn quốc, quy định lấy hộ tịch năm 27 Lưu Tống
Nguyên Gia (năm 450) làm chuẩn, phàm những ghi chép hộ tịch không hợp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.