MƯU LƯỢC GIA TINH TUYỂN - Trang 512

Kiến Đức thôn tính xong nghĩa quân đem 10 vạn đại quân đi về Tây viện
trợ Lạc Dương thì lại bị Lý Thế Dân dùng chiến thuật vây thành diệt viện
đánh cho đại bại ở Hổ Lao, Đậu Kiến Đức bị thương, ngã ngựa bị bắt. Lý
Thế Dân dẫn quân về Lạc Dương, Vương Thế Sung và các tướng thấy đại
thế đã mất, đành dâng thành đầu hàng.

Vũ Đức năm thứ tư (năm 621), quân Đường lại tiến về Giang Lăng, đánh

bại Tiêu Tiển, cường hào địa phương Lưỡng Hồ và Lĩnh Nam lũ lượt qui
thuộc triều Đường. Vũ Đức năm thứ năm (năm 622), Lý Thế Dân dẫn quân
Nam hạ Giang, Hoài, tiêu diệt các thế lực cát cứ, bình định xong Giang
Hoài.

Cha con họ Lý trải qua 7 năm chinh chiến, tiêu diệt triều Tuỳ, tiêu diệt

thế lực cát cứ địa phương và quân khởi nghĩa nông dân, thống nhất cả
nước.

Nhìn chung từ việc khởi binh, tiến vào Quan, đánh Đông dẹp Tây, chỉ

đạo và vận dụng toàn bộ chiến lược mưu cầu thống nhất của Lý Uyên, việc
phối hợp thích đáng thời gian và địa lý, trình tự nặng nhẹ, chậm gấp rất hợp
thời cơ, vận dụng mưu lược quân sự và chính trị nhuần nhuyễn, cho thấy
Lý Uyên không chỉ là một nhà đại chính trị mà còn là một nhà đại chiến
lược kiệt xuất. Thế nhưng phần lớn các sử gia đều chỉ khen ngợi chiến công
hiển hách của Lý Thế Dân, làm cho tài năng và mưu lược của Lý Uyên bị
chôn vùi trong đống giấy cũ. Có người lấy câu nói của Tôn Tử “kẻ thiện
chiến, không trí danh không võ công” để hình dung Lý Uyên và cũng lấy
câu: “Trăm trận trăm thắng là kẻ không giỏi trong giỏi vậy” của Tôn Tử để
hình dung Lý Thế Dân, không phải là không có đạo lý.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.